Tuesday, November 05, 2024  
..:: Trang chủ » Hoạt động Khoa học » Đề tài cơ sở Viện Hải dương học » Đề tài cơ sở năm 2014 ::..   Login
 Article Details
Đề tài: Xây dựng bộ sưu tập mẫu Địa chất biển phục vụ bảo tàng Hải dương học

Đơn vị thực hiện: Phòng Địa chất – Địa mạo biển
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Đình Đàn

Tóm tắt:

Bảo tàng Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có chức năng sưu tầm, lưu giữ, bảo quản, tổ chức trưng bày giới thiệu và nghiên cứu các sưu tập vật mẫu và tư liệu về tài nguyên biển – đảo của Việt Nam, phục vụ phổ biến kiến thức, giáo dục, nghiên cứu khoa học và phục vụ tham quan. Phần lớn các mẫu vật hiện nay ở Bảo tàng Hải dương học chủ yếu tập trung ở mảng nguồn lợi và tài nguyên sinh vật biển, các mẫu vật về tài nguyên phi sinh vật ở Biển Đông và thềm lục địa Việt Nam chưa được chú ý.
Vì vậy, đề tài “Xây dựng bộ sưu tập mẫu Địa chất biển phục vụ Bảo tàng Hải dương học” làm đề tài cấp cơ sở năm 2014, nhằm phục vụ cho công tác lưu trữ, nghiên cứu và giới thiệu về tài nguyên phi sinh vật của biển - đảo Việt Nam là có ý nghĩa lớn.  
Mục tiêu của đề tài là cung cấp, bổ sung các mẫu vật Địa chất biển cho Bảo tàng Hải dương học phục vụ cho công tác lưu trữ, nghiên cứu, học tập và giới thiệu tài nguyên phi sinh vật biển - đảo của Việt Nam.
Trên cơ sở các mẫu vật đã thu được từ 1988 - 2014, chủ yếu bằng lưới cào đáy thông qua các dự án hợp tác quốc tế như: tàu NCB 04, 1988, tàu LAtalante (Pháp) 1993, tàu Bogorov (Nga) 1995, tàu SONNE (Đức) chuyến 140B 1999, tàu SEAFDEC (Thái Lan) 2005, tàu Viện sĩ Oparin (Nga) các năm 2007 và 2010, chúng tôi đã thống kê, mô tả và chia bộ sưu tập mẫu theo 4 khu vực dựa theo đặc điểm vị trí phân bố, độ sâu lấy mẫu, bao gồm: Khu vực vùng trũng sâu Biển Đông và sườn lục địa; quần đảo Trường Sa và khu vực Đông Nam thềm lục địa; khu vực thềm lục địa; và khu vực ven bờ Nam Trung bộ.
            Các mẫu vật được ký hiệu và minh họa bằng hình ảnh để lưu trữ; mô tả về vị trí, độ sâu; thành phần thạch học, hóa học; người thu mẫu, phương tiện, dụng cụ, thời gian thu mẫu.
            Kết quả:
-           Đã thu thập và mô tả được 43 mẫu vật địa chất thuộc 4 khu vực: Khu vực 1: vùng trũng sâu Biển Đông và sườn lục địa; khu vực 2: quần đảo Trường sa và khu vực Đông Nam thềm lục địa; khu vực 3: thềm lục địa và khu vực 4: vùng ven bờ Nam Trung bộ.
-           Trong mỗi khu vực, các mẫu vật đều có các đặc điểm riêng: khu vực 1 chủ yếu là các kết hạch Fe – Mn có tuổi vào khoảng 4 – 4,3 triệu năm so với ngày nay; khu vực 2 chủ yếu là các đá vôi san hô có tuổi từ Pleistocen muộn - Holocen; khu vực 3 chủ yếu là các đá trầm tích cát kết Đệ Tam và khu vực 4 chủ yếu là các đá trầm tích sinh vật và cát kết thạch anh trên các thềm biển cổ có tuổi Holocen giữa.
-           Kiến nghị:
+ Các mẫu cần phải được lưu trữ có hệ thống để phục vụ công tác nghiên cứu và giới thiệu về tài nguyên của Biển Đông và vùng biển Việt Nam.

 

+  Tiếp tục phân tích về thạch học, hóa học các mẫu để bổ sung vào cơ sở dữ liệu và chính xác hóa tên gọi của mẫu vật. 
You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Written By: Ngô Mạnh Tiến
Date Posted: 11/26/2015
Number of Views: 1806

Return
Error An error has occurred.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Oceanographic Data; GIS & Remote Sensing Application
  Search