Dự án IOC/WESTPAC “Các sinh vật biển độc hại và độc tố của chúng” (IOC/WESTPAC-TMO)
Chủ nhiệm: TS. Đào Việt Hà, Trưởng Phòng Hóa sinh biển, Viện Hải dương học
Các thành viên: ChengChu Liu (Trung Quốc), Chee Yew Leong (Singapore), PoTeen Lim (Malaysia), Samsur Mohamad (Malaysia), Ulysses M. Montojo (Philippines), Somchai Bussarawit (Thái Lan), Phạm Xuân Kỳ (Viện Hải dương học), Masaaki Kodama và Yasuwo Fukuyo (Nhật).
Thời gian thực hiện: 2010-2015
Dự án “Nâng cao nhận thức về sinh vật biển độc hại” do Việt Nam đề xuất đã được phê duyệt tại phiên họp lần thứ 8 của IOC/WESTPAC tổ chức vào tháng 5/2010 tại Bali, Indonesia với sự ủng hộ nhiệt tình của các nước thành viên. Mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về các độc tố sinh học tự nhiên trong các sinh vật biển và nguy cơ của chúng đối với sức khỏe con người trong khu vực Tây Thái Bình Dương thông qua việc xác định các sinh vật biển độc hại và độc tố của chúng và phổ biến các thông tin khoa học có liên quan tới công chúng.
Trong thời gian từ 2010-2012, dự án được thực hiện chủ yếu thông qua hai hội thảo và các hoạt động có liên quan khác. Mục tiêu của hội thảo đầu tiên “Nâng cao nhận thức về sinh vật biển độc hại”, là hoạt động khởi động dự án, nhằm chuẩn bị một số tài liệu phù hợp về sinh vật biển độc hại để công bố và thảo luận các hoạt động trong tương lai trong năm 2011-2012. Tiếp sau đó, hội thảo thứ hai “Sinh vật biển độc hại và độc tố của chúng”, một hoạt động quan trọng của dự án này, được tổ chức nhằm tổng kết các tài liệu nâng cao nhận thức cộng đồng (một áp phích và một tờ rơi về các loài cá nóc biển độc hại thường gặp) và đưa ra kế hoạch hoạt động trong pha 2 trong hai năm 2012 – 2013. Ngoài ra, theo các điều khoản tham chiếu về “tổ chức các hoạt động tăng cường năng lực nhằm giảm bớt các vụ ngộ độc”, hai hội thảo đào tạo chung giữa hai dự án IOC/WESTPAC-TMO và HAB đã được tổ chức: 1) “Phân loại và sinh thái học của loài tảo cát Pseudo-nitzchia” được tổ chức từ 20-24/3/2011 tại ĐH Sarawak, Malaysia; và 2) “Ứng dụng phương pháp miễn dịch học để phát hiện axit domoic trong sinh vật phù du và động vật có vỏ” từ 19-22/3/2012 tại Viện Hải dương học, Nha Trang, Việt Nam.
Thông qua các hoạt động này, dự án TMO có thể phổ biến các thông tin về ngộ độc hải sản nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức các hoạt động tăng cường năng lực nhằm làm giảm các vụ ngộ độc trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Trong pha tới (2012 – 2013), dự án tiếp tục mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về các độc tố sinh học, tập trung vào các vấn đề về ngộ độc Ciguatera và nguy cơ của nó đối với sức khỏe con người trong khu vực Tây Thái Bình Dương.
You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.
Quay Về
|
Có lỗi xảy ra. Error: Unable to load the Article Details page. |