Chủ đề chính của khóa huấn luyện thông qua nghiên cứu – nhóm nghiên cứu (TTR – RG) là “Ứng dụng phương pháp ELISA như là công cụ giám sát độc tố vi tảo gây tê liệt”. Nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế một nghiên cứu về việc phát hiện sinh vật phù du có độc tố gây tê liệt trong hải sản (PSP) trong khu vực Tây Thái Bình dương (WESTPAC). Phương pháp ELISA, do trường Đại học Kitasato - Nhật Bản phát triển, có độ nhạy cao và đặc hiệu dối với độc tố PSP. Các độc tố PSP trong sinh vật phù du thu được trong lưới thu mẫu tại hiện trường sẽ được phân tích bằng bộ thử ELISA (ELISA kit), để phát hiện sự có mặt của các lòai sản sinh độc tố và khả năng nhiễm độc tố PSP trong hải sản và các sinh vật phù du khác làm thức ăn cho sinh vật. Thông tin này rất có ích cho việc giám sát độc tố phòng chống ngộ độc thứcc ăn có nguồn gốc từ hải sản. Qui trình khá đơn giản và có thể thực hiện tại hiện trường, do đó phương pháp này có thể là công cụ hữu hiệu để phát hiện độc tố không những trong hải sản mà còn cả trong các sinh vật có thể gây độc khác như tảo hai roi (Dinoflagellates) trong quần thể sinh vật phù du tại các vùng nuôi hải sản.
Dựa trên những thành quả và kinh nghiệm từ 7 khóa huấn luyện trước đây, Chương trình Tảo độc hại – Khu vực Tây Thái Bình Dương (WESTPAC – HAB) sẽ thay đổi trọng tâm từ các khóa huấn luyện truyền thống (Traditional training course – TC) sang huấn luyện thông qua nghiên cứu (Training through research – TTR). Các khóa huấn luyện truyền thống nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu thông qua việc thu nhận những công nghệ cơ bản, nhưng không bao gồm nghiên cứu, do đó các kỹ năng cần thiết không được thực hành vì thiếu các điều kiện ứng dụng. Thay cho TC, TTR có thể được xem như là một đề tài nghiên cứu hợp tác quốc tế bởi các nhà khoa học của các nước thành viên WESTPAC. Các nhà khoa học tham dự TTR sẽ thành lập một nhóm nghiên cứu (RG) theo một đề tài (trong thời gian 3 năm) trong khuôn khổ của đề án TTR.
Khóa huấn luyện thông qua nghiên cứu (TTR) sẽ được tổ chức với sự phối hợp của Viện Hải dương học Việt Nam, Khoa Thủy sản của trường Đại học Kitasato và Trung tâm Khoa học Môi trừơng Tự nhiên Châu Á của Đại học Tokyo - Nhật Bản.