Tên đề tài: Nghiên cứu cơ chế phát tán nguồn giống và tính liên kết quần thể nguồn lợi nâng cao hiệu quả quản lý các khu bảo tồn vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Kiên Giang.
Mã số: KC.09.41/16-20
- Tên chủ nhiệm nhiệm vụ, các thành viên thực hiện chính và thư ký khoa học;
TT
|
Họ và tên,
học hàm học vị
|
Chức danh thực hiện
đề tài
|
Tổ chức công tác
|
1
|
TS. Nguyễn Văn Long
|
Chủ nhiệm đề tài
|
Viện Hải dương học
|
2
|
ThS. Thái Minh Quang
|
Thư ký đề tài
|
Viện Hải dương học
|
3
|
PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn
|
Thành viên chính
|
Viện Hải dương học
|
4
|
PGS.TS. Bùi Hồng Long
|
Thành viên chính
|
Viện Hải dương học
|
5
|
TS. Hoàng Xuân Bền
|
Thành viên chính
|
Viện Hải dương học
|
6
|
TS. Đào Tấn Học
|
Thành viên chính
|
Viện Hải dương học
|
7
|
TS. Trương Sĩ Hải Trình
|
Thành viên chính
|
Viện Hải dương học
|
8
|
ThS. Mai Xuân Đạt
|
Thành viên chính
|
Viện Hải dương học
|
9
|
ThS. Trần Văn Chung
|
Thành viên chính
|
Viện Hải dương học
|
10
|
TS. Nguyễn Văn Quân
|
Thành viên chính
|
Viện Tài nguyên và Môi trường biển
|
11
|
ThS. Đỗ Anh Duy
|
Thành viên chính
|
Viện Nghiên cứu Hải sản
|
12
|
TS. Phạm Quốc Huy
|
Thành viên chính
|
Viện Nghiên cứu Hải sản
|
Mục tiêu của nhiệm vụ
Mục tiêu chung
1. Có được cơ sở khoa học về cơ chế phát tán nguồn giống và tính liên kết quần thể nguồn lợi quan trọng của các khu bảo tồn và vườn quốc gia biển từ Quảng Trị đến Kiên Giang;
2. Xác định được phạm vi ưu tiên bảo vệ các bãi giống quan trọng của các khu bảo tồn và vườn quốc gia biển nghiên cứu;
3. Đề xuất được mô hình và giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn lợi trên cơ sở tính liên kết quần thể giữa các khu bảo tồn và vùng biển lân cận.
Mục tiêu cụ thể
1. Cung cấp tư liệu về hiện trạng nơi sinh cư (habitats), yếu tố môi trường liên quan, thành phần loài, mật độ, khu vực phân bố, mùa vụ xuất hiện nguồn giống và nguồn lợi của các nhóm hải sản quan trọng tại các khu bảo tồn và vườn quốc gia biển lựa chọn từ Quảng Trị đến Kiên Giang;
2. Đánh giá quá trình và không gian phát tán nguồn giống phù du (trứng cá-cá con, ấu trùng thân mềm và giáp xác) giữa một số khu bảo tồn và vườn quốc gia biển lựa chọn trong vùng nghiên cứu;
3. Đánh giá được tính liên kết quần thể một số nhóm nguồn lợi quan trọng của các khu bảo tồn và vườn quốc gia biển;
4. Xác định được các khu vực ưu tiên bảo vệ các bãi giống quan trọng của các khu bảo tồn và vườn quốc gia biển nghiên cứu;
5. Xây dựng và triển khai thành công mô hình trình diễn về hiệu quả quản lý tại khu bảo tồn và vùng biển lân cận lựa chọn trong vùng nghiên cứu;
6. Đề xuất các khu vực ưu tiên và giải pháp quản lý phù hợp với cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý nhằm thiết lập hệ thống các khu bảo vệ nguồn giống thủy sản gắn kết giữa các khu bảo tồn và vùng biển lân cận.
- Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện;
Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng nơi sinh cư (habitats), yếu tố môi trường liên quan, thành phần loài, mật độ, khu vực phân bố, mùa vụ xuất hiện nguồn giống và nguồn lợi của các nhóm hải sản quan trọng tại các khu vực nghiên cứu trọng điểm lựa chọn (các khu bảo tồn trong vùng nghiên cứu);
- Công việc 1.1: Tổng quan và phân tích tư liệu lịch sử hiện có về đa dạng sinh học, nguồn lợi và nguồn giống tại 10 khu bảo tồn biển và vùng lân cận ven bờ từ Quảng Trị đến Kiên Giang (gồm Cồn Cỏ, Hải Vân-Sơn Chà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc) làm cơ sở lựa chọn đối tượng và khu vực nghiên cứu trọng điểm;
- Công việc 1.2: Điều tra bổ sung hiện trạng nơi sinh cư (habitats), yếu tố môi trường liên quan, thành phần loài, mật độ, khu vực phân bố, mùa vụ xuất hiện nguồn giống định cư/con non (juveniles) và nguồn lợi của các nhóm hải sản quan trọng tại 4 khu bảo tồn biển và vùng lân cận trọng điểm ven bờ (Cồn Cỏ, Hải Vân-Sơn Chà, Lý Sơn, Nha Trang);
- Công việc 1.3: Xử lý số liệu và xây dựng các báo cáo chuyên đề khảo sát;
- Công việc 1.4: Xây dựng bộ hồ sơ về hiện trạng nơi sinh cư (habitats), yếu tố môi trường liên quan, thành phần loài, mật độ, khu vực phân bố, mùa vụ xuất hiện nguồn giống và nguồn lợi của các nhóm hải sản quan trọng tại các khu vực nghiên cứu trọng điểm lựa chọn.
Nội dung 2: Phân tích đánh giá cơ chế phát tán nguồn giống giữa các khu vực nghiên cứu lựa chọn;
- Công việc 2.1: Xác định khu vực phân bố tập trung và tính chất nguồn giống phù du (trứng cá-cá con, ấu trùng thân mềm và giáp xác) tại 3 khu bảo tồn và vùng lân cận trong vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ (Cù Lao Chàm, Lý Sơn và Nha Trang);
- Công việc 2.2: Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, dữ liệu khí tượng, thủy văn, động lực khu vực nghiên cứu;
- Công việc 2.3: Mô phỏng trường dòng chảy ba chiều bằng mô hình số trị phi tuyến theo phương pháp phần tử hữu hạn với mạng lưới tam giác;
- Công việc 2.4: Kiểm chứng tính phù hợp của mô hình từ khảo sát thực địa, đồng hóa và hiệu chỉnh mô hình so với thực tế;
- Công việc 2.5: Đánh giá tác động của các quá trình thuỷ động lực đến qúa trình lan truyền và phát tán nguồn giống;
- Công việc 2.6: Xây dựng tập bản đồ xác định không gian phát tán nguồn giống tại các khu bảo tồn biển và vùng lân cận trong vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ từ Cù Lao Chàm đến Nha Trang tỷ lệ 1/500.000 cho toàn vùng và tỷ lệ 1/25.000 cho từng khu vực cụ thể;
- Công việc 2.7: Xây dựng báo cáo phân tích đánh giá cơ chế phát tán nguồn giống trong mối tương quan với hệ dòng chảy giữa các khu vực nghiên cứu lựa chọn trong vùng ven bờ Nam Trung Bộ nói trên.
Nội dung 3: Phân tích đánh giá tính liên kết quần thể của một số nhóm nguồn lợi quan trọng trong vùng nghiên cứu;
- Công việc 3.1: Xử lý mẫu phục vụ cho phân tích ADN của một số nguồn lợi quan trọng tại 7 khu vực nghiên cứu lựa chọn bổ sung (Cồn Cỏ, Hải Vân-Sơn Chà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc);
- Công việc 3.2: Chạy phản ứng PCR;
- Công việc 3.3: Giải trình tự ADN;
- Công việc 3.4: Phân tích số liệu và xây dựng báo cáo phân tích đánh giá tính liên kết quần thể của một số nhóm nguồn lợi và nguồn giống quan trọng trong vùng nghiên cứu.
Nội dung 4: Xây dựng mô hình trình diễn về quản lý hiệu quả khu bảo tồn trong vùng nghiên cứu;
- Công việc 4.1: Xây dựng bộ tư liệu về hiện trạng sinh cư, nguồn lợi và nguồn giống quan trọng, đặc điểm kinh tế-xã hội tại khu vực thiết lập mô hình;
- Công việc 4.2: Phân tích đánh giá tình trạng và tiềm năng quản lý;
- Công việc 4.3: Xây dựng cơ chế, giải pháp và hình thành bộ phận quản lý;
- Công việc 4.4: Thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật để quản lý hệ sinh thái, nguồn lợi và nguồn giống;
- Công việc 4.5: Tổ chức khai thác sử dụng hợp lý hệ sinh thái, nguồn lợi và nguồn giống trong khu vực mô hình phục vụ các hoạt động kinh tế của cộng đồng và doanh nghiệp;
- Công việc 4.6: Đánh giá hiệu quả (quản lý, kinh tế-xã hội và môi trường) mô hình;
- Công việc 4.7: Soạn thảo hướng dẫn sử dụng, khai thác hợp lý và quan trắc sinh cư (habitats), nguồn lợi và nguồn giống lâu dài cho khu vực mô hình;
- Công việc 4.8: Xây dựng báo cáo đánh giá hiệu quả, cơ chế tài chính bền vững và định hướng quản lý lâu dài cho khu vực mô hình.
Nội dung 5: Đề xuất các khu vực ưu tiên và giải pháp quản lý phù hợp nhằm thiết lập hệ thống các khu bảo vệ nguồn giống thủy sản gắn kết giữa các khu bảo tồn và vùng biển lân cận
- Công việc 5.1: Phân tích và đánh giá tác động của hoạt động kinh tế-xã hội và các vấn đề môi trường đến hệ sinh thái và nguồn lợi tại khu vực mô hình;
- Công việc 5.2: Phân tích cơ hội và thách thức trong quản lý tại khu vực mô hình;
- Công việc 5.3: Xây dựng tập bản đồ các khu vực ưu tiên bảo vệ hệ sinh thái, nguồn lợi và nguồn giống tại các khu bảo tồn biển và vùng kế cận trong vùng biển nghiên cứu tỷ lệ 1/500.000 cho toàn vùng và 1/25.000 cho từng khu vực cụ thể;
- Công việc 5.4: Xây dựng báo cáo đề xuất các khu vực ưu tiên và giải pháp quản lý phù hợp nhằm thiết lập hệ thống các khu bảo vệ nguồn giống thủy sản gắn kết giữa các khu bảo tồn và vùng biển lân cận trong vùng ven bờ từ Quảng Trị đến Kiên Giang.
Thời gian thực hiện: 18 tháng (06/2019 – 11/2020)
Phương thức khoán chi: Khoán chi một phần
Tổng số kinh phí thực hiện nhiệm vụ: 6.500 triệu đồng