Chủ nhiệm:
TS. Nguyễn Bá Xuân (từ 6/2009 đến 12/2010)
PGS.TS. Bùi Hồng Long (từ 1/2011 đến 12/2011)
Cơ quan chủ trì: Viện Hải dương học (IO), Viện KH&CN Việt Nam
Đối tác quốc tế: Viện Hải dương học Thái Bình Dương (POI) mang tên GS. Viện sỹ V.I. Il'ichev, thuộc Phân viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga ở Tp. Vladivostok.
Cơ quan hợp tác trong nước: Viện địa chất-địa vật lý biển
Thời gian thực hiện: từ tháng 6/2009-12/2011
Kinh phí thực hiện: 2.700.000.000 đồng
CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC
CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU
- Tập số liệu gốc về kết quả đo đạc các yếu tố khí tượng, thủy văn, động lực và sinh thái môi trường trong 2 chuyến khảo sát vào tháng 7-8/2010 và tháng 4-5/2011 tại vùng biển thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa.
- Cơ sở dữ liệu hải dương học giữa Viện Hải dương học thuộc Viện KH&CN Việt Nam và Viện Hải dương học Thái Bình Dương, Viễn Đông, Liên Bang Nga (viết tắt là CSDL-Việt-Nga-2010). Đây là kết quả hợp tác trao đổi và khai thác nguồn dữ liệu hải dương học đang được lưu trữ và quản lý giữa hai nước Việt-Nga trong phạm vi vùng biển Đông. Để thực hiện điều này, Tiểu dự án 2 đã tập hợp cơ sở dữ liệu hải dương học của Việt Nam (Việt Nam Oceanographic Database-VNOD)-là kết quả chính của 2 đề tài cấp Nhà Nước KC-06.01 và KC-09.02, và nguồn dữ liệu do Viện Hải dương học Thái Bình Dương, Viễn Đông, Liên bang Nga cung cấp, qua 3 CD-ROM : TOM-1, TOM-2 và TOM-9.
- Phần mềm vẽ bản đồ điện tử các yếu tố hải dương học từ CSDL-Việt_Nga-2010.
- Tập bản đồ điện tử các yếu tố thủy văn, động lực và sinh thái môi trường toàn biển Đông.
- Báo cáo tóm tắt và toàn văn của Tiểu dự án.
- Xuất bản 7 bài báo trong nước 1 bài báo ngoài nước
NHỮNG KẾT QỦA NỔI BẬT CỦA DỰ ÀN
- Đã thực hiện được 2 chuyến khảo sát chi tiết về khí tượng, thủy văn và động lực học tại vùng biển thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa bằng tàu NCB-95 của viện Hải dương học (IO), vào tháng 7-8/2010 và tháng 4-5/2011. Chuyến thứ nhất có 5 chuyên gia Nga tham gia, chuyến thứ 2 có 4 chuyên gia Nga tham gia. Kết quả đã khảo sát được 80 trạm đo đạc mặt rộng và 6 trạm liên tục bằng các máy móc hải dương học đồng bộ và hiện đại nhất từ trước đến nay. Nguồn số liệu đo đạc được là các số liệu về các yếu tố: khí tượng (gió), thủy văn (nhiệt độ, độ muối, mật độ, tốc độ âm), động lực (dòng chảy, sóng); sinh thái môi trường (độ đục, oxy hòa tan, Par. Flux., Chlorophyll_a).
- Ngoài ra đã tổ chức 1 chuyến khảo sát bổ sung nhằm nghiên cứu các yếu tố khí tượng, thủy văn, động lực thời kỳ gió mùa đông bắc năm 2011 tại vùng biển ven bờ Khánh Hòa tháng 11/2011. Chỉ có cán bộ khoa học của phía Việt Nam thực hiện.
- Đã xây dựng được cơ sở dữ liệu hải dương học giữa Viện Hải dương học, Viện KH&CN Việt Nam và Viện Hải dương học Thái Bình Dương, Viễn Đông, Liên Bang Nga (CSDL-Việt-Nga-2010), dựa trên cơ sở trao đổi và khai thác nguồn dữ liệu hải dương học đang được lưu trữ và quản lý giữa hai nước Việt-Nga trong phạm vi toàn biển Đông. Cụ thể đã tập hợp dữ liệu biển từ cơ sở dữ liệu của Viện Hải dương học, là kết quả chính của 2 đề tài cấp Nhà Nước KC-06.01 và KC-09.02 và nguồn dữ liệu do phía Nga cung cấp và dựa trên cơ sở của nguồn cơ sở dữ liệu được bổ sung mới này, đã tiến hành xây dựng, thiết kế phần mềm vẽ bản đồ điện tử của các yếu tố hải dương học của toàn biển Đông như: nhiệt độ, độ muối, tốc độ âm, oxy hòa tan, dòng chảy và Chlorophyll_a.
- Tham gia và trình bày báo cáo tại các hội nghị, hội thảo (trong và ngoài nước).
Một số hình ảnh hoạt động của Tiểu dự án
|
|
Tàu nghiên cứu biển NCB-95 của
Viện Hải dương học (IO)
|
Chuẩn bị lên tàu đi khảo sát
|
|
|
Sẵn sàng chuẩn bị thả máy trước khi đến
trạm đo đạc
|
Thả máy ADCP-600 tại trạm liên tục
|
|
|
Thả máy ALEC-EM của IO để đo dòng
chảy các tầng của các trạm mặt rộng
|
Cặp máy CTD (SBE 19-Plus của POI
Và SBE-19 của IO), được sử dụng
Đồng thời trong các chuyến khảo sát
|
|
|
Máy RDCP-600 của POI, sử dụng để
Đo profile dòng chảy thẳng đứng tự
động tại trạm liên tục
|
Máy AWAC của IO, sử dụng để đo profile dòng
chảy thẳng đứng và sóng biển tại trạm liên tục
|
|
|
Máy ADP-250 của POI, sử dụng để đo
Profile dòng chảy thẳng đứng khi tàu
đang chạy (underway ACP-250)
|
Tời thủy lực được trang bị trên tàu
NCB-95 của IO, sử dụng để thả các
tiết bị máy móc xuống nước
|
Cung cấp tin: Đỗ Minh Thu, Bùi Thị Minh Hà