Đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực đã nhận thức rõ sự cần thiết phải nghiên cứu khám phá đại dương, Sở Hải dương học nghề cá Đông dương (nay là Viện Hải dương học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã ra đời dưới sự bảo trợ của Chính phủ Pháp, quyết định thành lập do Toàn quyền Đông Dương ký vào ngày 14 tháng 9 năm 1922. Trải qua 100 năm hoạt động khảo sát nghiên cứu trên Biển Đông và các vùng biển ven bờ Việt Nam, các kết quả nghiên cứu về hải dương học, địa chất-địa mạo và sinh học cùng với các các giải pháp kỹ thuật, công nghệ rất có giá trị trong ứng dụng thực tiễn nhằm sử dụng, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên biển và khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, cũng như các sáng kiến hợp tác nghiên cứu khoa học biển đã góp phần bảo vệ môi trường biển và hòa bình trong khu vực Biển Đông.
|
Từ ngày 27/6-1/7/2022, “Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về hỗ trợ thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thứ 14 (SDG 14) về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển” (UNOC) với chủ đề “Nhân rộng các hành động đại dương dựa trên khoa học và đổi mới nhằm thực hiện SDG 14: kinh nghiệm, đối tác và giải pháp” đã diễn ra tại Lisbon, Bồ Đào Nha với sự tham gia của hàng trăm nhà lãnh đạo cấp cao của các nước, đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác. UNOC là một trong những hội nghị cấp cao quan trọng của LHQ về phát triển liên quan đến biển và đại dương, nhằm kiểm điểm và đánh giá quá trình 5 năm thực hiện SDG 14 kể từ Hội nghị UNOC lần thứ nhất năm 2017 và xác định các biện pháp và chương trình hành động cụ thể tiếp theo để đạt được các mục tiêu của SDG 14.
Chi tiết...
|
Ngày 20/5/2022, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học viện Khoa học và Công nghệ và Viện Toán học đã long trọng tổ chức Lễ Công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2021, Trao bằng Tiến sĩ năm 2021 và đợt 1 năm 2022.
Chi tiết...
|
Viện Hải dương học đã và đang khẳng định vị thế của một trong những đơn vị nghiên cứu biển hàng đầu của Việt Nam, nhận được sự quan tâm hợp tác của nhiều đối tác quốc tế.
Chi tiết...
|
Sau một thời gian khá dài phải tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, được sự đầu tư của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hải dương học vừa hoàn thành công tác thiết kế, lắp đặt và vận hành tổ hợp các bể nuôi sinh vật biển cỡ lớn thuộc khu trưng bày Tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Tiền thân là đường hầm xuyên qua núi Cảnh Long (Bảo Đại) có chiều dài 120m, chiều rộng 8-12m và độ cao 5m do người Pháp xây dựng vào những năm 1930 để vận chuyển hàng hoá từ cảng biển Nha Trang sang núi Cảnh Long; đường hầm hiện nay được cải tạo, thiết kế và bố cục cho mục tiêu trưng bày giới thiệu những thành quả ứng dụng khoa học công nghệ nuôi sinh vật biển của Viện cũng như sự phong phú về tài nguyên biển ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chi tiết...
|
Các tin khác...
|