Friday, March 29, 2024  
..:: Trang chủ » Hoạt động Khoa học » Đề tài cơ sở Viện Hải dương học » Đề tài cơ sở năm 2011 ::..   Login
 Article Details
Đề tài: Đánh giá chất lượng môi trường Đầm Nại tỉnh Ninh Thuận và các tác nhân ảnh hưởng

Đề tài phòng: Phòng Thủy Địa Hóa
Chủ nhiệm:
Tham gia:
Mã đề tài:

TÓM TẮT

   Để đánh giá chất lượng môi trường đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận và xem xét các tác nhân ảnh hưởng, đề tài đã tiến hành 2 đợt khảo sát mùa khô (tháng 5/2011) và mùa mưa (tháng 10/2011) vào lúc triều thấp, mẫu được thu trong khu vực đầm và lạch nối đầm với vịnh Phan Rang. Tất cả có 38 mẫu nước và 13 mẫu trầm tích (5 cm lớp trên cùng) đã được thu và phân tích. Bên cạnh đó, một số mẫu tại các nguồn nước đổ vào đầm (suối, kênh thủy lợi, ao nuôi, mương nước thải và cống thải) cũng được thu và phân tích để xem xét các tác nhân ảnh hưởng. Các mẫu được thu, xử lý, bảo quản và phân tích theo các tiêu chuẩn hiện hành (APHA, 2005; FAO, 1975 và QCVN,2008).

   Kết quả phân tích cho thấy môi trường nước đầm Nại biến động nhiều theo thời gian và không gian. Chất lượng môi trường nước vào mùa khô tốt hơn so với mùa mưa, nhất là về nồng độ chất dinh dưỡng, nhu cầu oxi và mật độ coliform do mùa mưa đầm phải tiếp nhận một lượng lớn nước từ lục địa mang theo các chất gây ô nhiễm được rửa trôi. Các thông số gây nhiễm bẩn chủ yếu là vật lơ lửng, phosphate, Fe và hydrocarbon vào cả 2 mùa. Các thông số gây nhiễm bẩn chỉ xuất hiện vào mùa mưa là COD, nitrate và coliform. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm bẩn Fe và hydrocarbon tương tự được gặp trên hầu hết các khu vực biển Việt Nam. Chất lượng nước trong khu vực cửa đầm (lạch) tốt hơn so với khu vực giữa đầm và nhất là khu vực đỉnh đầm do khả năng trao đổi nước với vịnh Phan Rang tốt hơn. Trầm tích trên đáy biển có hàm lượng C hữu cơ phù hợp cho đời sống động vật đáy, hàm lượng N và P không cao, hàm lượng các kim loại nặng không gây ảnh hưởng xấu cho đời sống thủy sinh.

   Các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đầm Nại chủ yếu là vật chất từ kênh, suối đổ vào đầm, chất thải sinh hoạt từ dân cư, từ hoạt động nuôi trồng thủy sản, hoạt động nông nghiệp, hoạt động của cảng cá. Các tác nhân này đã làm tăng vật lơ lửng, giá trị BOD5, CODKMnO4 và nhất là nồng độ các chất dinh dưỡng (N và P) trong nước đầm, nhất là khu vực đỉnh đầm và giữa đầm vào mùa mưa và sau đó sẽ làm tăng hàm lượng của chúng trong trầm tích bởi quá trình lắng đọng, đặc biệt là P. Do ảnh hưởng của các nguồn thải, nhiễm bẩn coliform vào mùa mưa cũng khá nghiêm trọng. Về mặt kim loại, do đặc điểm thủy văn động lực, các kim loại nặng từ các nguồn vật chất đưa vào đầm, phần lớn ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trầm tích bởi quá trình lắng đọng, tích tụ.

   Để phát triển bền vững vùng đầm Nại, một số giải pháp trong quản lý tổng hợp vùng đầm đề xuất là: cải thiện điều kiện vệ sinh cộng đồng, phục hồi rừng ngập mặn và qui hoạch hệ thống nước thải từ các ao nuôi.

You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Written By: Administrator Account
Date Posted: 7/6/2012
Number of Views: 2422

Return
Error An error has occurred.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Oceanographic Data; GIS & Remote Sensing Application
  Search