Friday, April 19, 2024  
..:: Trang chủ » Hoạt động Khoa học » Đề tài cơ sở Viện Hải dương học » Các đề tài trước năm 2009 ::..   Login
 Article Details
Đề tài cơ sở năm 2005 - Nghiên cứu độc tính của một số loài cá nóc nước ngọt việt nam

Chủ nhiệm đề tài: Th.S Đào Việt Hà
Tóm tắt
Hiện nay, ở nước ta, cá nóc nước ngọt hoàn toàn chưa hề được biết đến về nguy cơ gây tử vong của chúng cho đến khi vụ ngộ độc xảy ra ngày 27/05/2004 tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre cho 05 nạn nhân (3 tử vong) do ăn cháo cá nóc nước ngọt đánh bắt từ ao nhà. Hầu hết dân địa phương đều tin rằng chỉ cá nóc ở biển mới có độc, còn cá nóc nước ngọt là hoàn toàn an toàn, có thể ăn được. Cán bộ y tế địa phương cũng rất ngỡ ngàng, bối rối trong xử lý, chữa trị ca ngộ độc này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định cả hai loài cá nóc nước ngọt: Cá nóc Chấm xanh Chelonodon nigroviridis và cá nóc Mắt đỏ Carinotetraodon lorteri thu tại Trà Vinh và Bến Tre trong năm 2005 là hai loài cá nóc độc, nguy hiểm cho người tiêu dùng. Tuy có sự khác biệt về độc tính giữa các bộ phận cơ thể của chúng (thường cao nhất ở cơ quan sinh dục và gan), nhưng tất cả các bộ phận đều có độc tính. Do kích cỡ và trọng lượng cá thể khá nhỏ (5-20g), dân địa phương thường ăn toàn bộ cơ thể nên chúng có khả năng ngộ độc tử vong khá cao. Bản chất độc tố của hai loài cá nóc nước ngọt này là tetrodotoxin, tương tự như độc tố cá nóc biển Việt Nam và một số loài sinh vật độc khác như So, Mực đốm xanh...
You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Written By: Administrator Account
Date Posted: 11/7/2007
Number of Views: 2574

Return
Error An error has occurred.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Oceanographic Data; GIS & Remote Sensing Application
  Search