28 Tháng Ba 2024  
..:: Trang chủ » Hoạt động Khoa học » Các dự án ::..   Đăng nhập
 Chi tiết
Đề tài hợp tác quốc tế theo nghị định thư Việt - Đức

NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG NƯỚC TRỔI VÀ CÁC QUÁ TRÌNH CÓ LIÊN QUAN TRONG KHU VỰC THỀM LỤC ĐỊA NAM VIỆT NAM
(2003 – 2005)

Giới thiệu
            Hiện tượng nước trồi được nghiên cứu nhiều nơi trên thế giới. Một trong những lý do để nghiên cứu hiện tượng nước trồi là do các khu vực này tập trung các bãi cá có trữ lượng khai thác rất cao.
Hiện tượng nước trồi ven bờ Nam Việt Nam lần đầu tiên được phát hiện bởi Chương trình điều tra, nghiên cứu tổng hợp vùng biển Nam Việt Nam và Vịnh Thái Lan (NAGA) của Mỹ trong những năm 1959 – 1960. Trong Chương trình này, hiện tượng nước trồi được phát hiện thông qua kết quả phân tích bức tranh phân bố và cấu trúc các yếu tố thủy văn như nhiệt độ, độ muối và mật độ nước biển và nhận thấy rằng, ở vùng biển ven bờ và thềm lục địa Nam Trung bộ tồn tại các tâm nhiệt độ thấp, độ muối cao và mật độ cao do hậu quả của sự trồi nước từ các tầng sâu lên. Trong các công trình nghiên cứu: Wyrtky (1961), Robibson (1961), La Fond (1961) đă bước đầu phát hiện các dấu hiệu của nước trồi…
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, hiện tượng nước trồi ven bờ Nam Việt Nam được các nhà khoa học của Viện Hải dương học Nha Trang tiếp tục nghiên cứu trong các đề tài Nhà nước về các điều kiện vật lý - thủy văn vùng biển từ Thuận Hải đến Minh hải (1978 – 1980), về vật lý - thủy văn thềm lục địa Việt Nam mã số 48 06 01 (1981 – 1985), về cấu trúc thủy văn và động lực Biển Đông mã số 48B 01 01 (1986 – 1990) và đặc biệt, trong đề tài chuyên đề về hiện tượng nước trồi mạnh ven bờ Nam Trung bộ mã số KT 03.05 (1991 – 1995).
Về tình hình điều tra, khảo sát thì đến nay chỉ có 3 đợt khảo sát lớn có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Đó là các chuyến khảo sát của Chương trình NAGA (1959 – 1960), các chuyến khảo sát của Chương trình Thuận Hải – Minh Hải (1978 – 1980) và các chuyến khảo sát của đề tài KT 03-05 (1991 - 1995). Trong đó 2 đợt khảo sát đầu mang tính chất khảo sát tổng hợp, chỉ có đợt khảo sát thứ 3 là có tính chất chuyên đề về hiện tượng nước trồi mạnh ven bờ Nam Trung bộ.
Đi đôi với hoạt động điều tra khảo sát như nói ở trên, các đặc trưng của hiện tượng nước trồi ven bờ thềm lục địa Nam Việt Nam đã được Viện Hải dương học nghiên cứu bằng cách phân tích số liệu điều tra và tính toán bằng các mô hình số trị thủy động.
Mục tiêu 
Mục tiêu lâu dài
-        Làm rõ các quy luật của hiện tượng nước trồi trong khu vực Nam Trung bộ trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã có.
-        Đánh giá ảnh hưởng và tác động của hiện tượng nước trồi lên các điều kiện sinh thái, sinh địa hóa của khu vực.
-        Dự báo khả năng hình thành và biến động của hiện tượng nước trồi trong khu vực nghiên cứu.
-        Phục vụ cho công tác quản lý, khai thác sử dụng hợp lý vùng biển Việt Nam.
-        Nâng cao năng lực nghiên cứu và cơ sở vật chất phục vụ khảo sát và nghiên cứu để hội nhập trong lĩnh vực Hải dương học.
Mục tiêu trước mắt
-       Nhằm đánh giá, chính xác hóa các kết quả khảo sát và nghiên cứu về Vật lý, Sinh học trước đây và bước đầu thử nghiệm sử dụng mô hình 3D tính toán các thông số vật lý, sinh học chủ yếu có liên quan đến hiện tượng nước trồi mạnh trong khu vực thềm lục địa Nam Trung bộ.
-       Xây dựng một sơ sở dữ liệu đầy đủ nhất và có chất lượng cao trên cơ sở việc bổ sung, cập nhật các số liệu điều tra, khảo sát nhằm phục vụ cho nghiên cứu hải dương học.
-       Từng bước tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ cho nghiên cứu hải dương học.
Các Nội dung và đơn vị thực hiện
Đơn vị thực hiện
-         Viện Hải dương học (IO)
-         Phân viện Hải dương học Hải Phòng (HIO)
-         Trung tâm Khí tượng Thủy văn Biển (MHC)
-         Đại hoc KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội (HU)
-         Center for Tropical Marine Ecology (ZMT), Bremen University (Trung tâm Sinh thái Biển Nhiệt đới, Bremen, CHLB Đức).
-         Institute of Oceanology (IFM), University of Hamburg (Viện Hải dương học, Đại học Hamburg, CHLB Đức)
-         Institute of Biogeochemistry and Marine Chemistry (IBFM – Hamburg), University of Hamburg (Viện Sinh Địa Hóa và Hóa học Biển, Đại học Hamburg, CHLB Đức)
-         IO Warnemude (IOW), University of Rostock (Viện Hải dương Warnemude, Đại học Rostock)
Nội dung thực hiện

Nội dung
Cơ quan thực hiện
Nội dung 1: Hiện trạng dòng chảy và cấu trúc của nó trong khu vực
IO + HU + IFM
Nội dung 2: Đánh giá các đặc trưng vật lý của hiện tượng nước trồi
IFM + IO + MHC
Nội dung 3: Phân tích các thành phần trong trầm tích
IBFM + IO
Nội dung 4: Sử dụng tài liệu viễn thám để xác định khu vực phân bố và các biên của vùng nước trồi
IFM + IO + HIO
Nội dung 5: Mô hình hóa, thử nghiệm và xây dựng mô hình hệ dòng chảy kích thước nhỏ cho vùng nước trồi và thềm lục địa Nam Trung bộ.
IFM + IBFM + IO + HIO + MHC
Nội dung 6: Tác động của nước trồi lên các quá trình sinh học và sinh thái
IFM + IOW + IO + HIO

-         Chủ nhiệm đề tài phía Việt Nam: TS. Bùi Hồng Long
-           Tel: 058 – 590032;       Email: bhlong@dng.vnn.vn

Tổ chức
-        Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2003 đến tháng 12/2005.
-        Khu vực nghiên cứu là khu vực ngoài khơi và thềm lục địa Nam Trung bộ với 6 đợt điều tra (4 đợt về Vật lý và sinh học + 2 đợt về Sinh địa hóa và thông lượng các hạt) tại 58 trạm.
-        Các phân tích, xử lý,  mô hình hoá được thực hiện và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Kết quả và sản phẩm của đề tài
-         Cơ sở dữ liệu về khu vực nước trồi với các thông số về: nhiệt độ, độ muối, mật độ, dòng chảy, sinh vật nổi, trứng cá - cá bột…
-         Các báo cáo chuyên đề về kết quả khảo sát và nghiên cứu (5 báo cáo).
-         Báo cáo đánh giá tác động của hiện tượng nước trồi đến các yếu tố môi trường, sinh thái và một số yếu tố liên quan đến chu trình Sinh địa hóa tại khu vực nước trồi.
-         Kết quả thử nghiệm tính toán mô hình dòng chảy 3 chiều chi tiết hóa cho vùng thềm lục địa.
You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Người đăng: Administrator Account
Ngày đăng: 06/11/2007
Số lượt người xem: 7280

Quay Về
Lỗi Có lỗi xảy ra.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm