20 Tháng Tư 2024  
..:: Trang chủ » Hoạt động Khoa học » Hợp đồng nghiên cứu triển khai và ứng dụng ::..   Đăng nhập
 Trang chủ Đóng
    
 Số lượt truy cập Đóng
    
 Người Online Đóng
Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 1542
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 1542

Đang Online Đang Online:
    
 Hợp đồng nghiên cứu ứng dụng Đóng
Điều tra hiện trạng phân bố hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa làm cơ sở quy hoạch bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững

Năm bắt đầu: 2006
Năm kết thúc: 2008

 

Chủ nhiệm đề tài: Tống Phước Hoàng Sơn

Thời gian thực hiện: 24 tháng (1/2006 - 1/2008)

Thuộc chương trình (nếu có): Danh mục nhiệm vụ nghiên cứu Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hoà năm 2005 (Công văn số 601/QĐ – UB ngày 28/2/2005 của UBND tỉnh Khánh Hoà)

Mục tiêu của đề tài:

  • Đánh giá diện tích phân bố và hiện trạng hệ sinh thái rạn san hô vùng ven bờ tỉnh Khánh Hòa.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ Khánh Hòa, làm cơ sở quy hoạch bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững.

Nội dung nghiên cứu:

  1. Tổng quan đánh giá các tài liệu, kết quả điều tra san hô ở Khánh Hòa đã có từ trước đến nay trên cơ sở đó đề ra những nội dung , đối tượng san hô cần điều tra, nghiên cứu bổ sung.

    • Tổng quan về các kết quả điều tra rạn san hô vùng biển ven bờ Khánh Hòa từ  trước giải phóng đến thập kỷ 90 (có chú ý đến kết quả của các tác giả Liên Xô)

    • Tổng quan về các kết quả điều tra rạn san hô vùng biển ven bờ Khánh Hòa từ thập kỷ 90 đến nay theo quan điểm bảo tồn đa dạng sinh học

    • Tổng quan và đánh giá đặc điểm đa dạng sinh học và các yếu tố môi trường khu vực rạn san hô từ các tài liệu lịch sử.

  2. Điều tra nguồn lợi và các hoạt động kinh tế ở các vùng rạn san hô (Rạn Trào, Khải Lương, Ninh Tịnh, Ninh Phước, Bích Đầm, Đầm Báy, Vũng Ngáng, Vũng Me, Hòn Một, Trí Nguyên, Bình Ba, Bình Hưng)

  3. Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến rạn san hô vùng biển ven bờ Khánh Hòa

    • Hiện trạng phân bố, độ phủ rạn san hô, các thành phần sinh vật  (san hô, cá, sinh vật đáy kích thước lớn, rong, cỏ biển) trên rạn.

    • Hiện trạng tài nguyên nguồn lợi trên rạn.

    • Đặc điểm hình thái, cấu trúc, kiểu rạn của các rạn san hô

    • Mức độ đe dọa, tiềm năng bảo tồn và  sử dụng các rạn san hô.

    • Điều kiện tự nhiên, môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến các rạn san hô từ các tài liệu lịch sử và các khảo sát bổ sung

  4. Sử dụng công nghệ viễn thám/GIS trong đánh giá phân bố, độ phủ và diện tích của san hô và các quần xã khác đi kèm trên rạn.

    • Đặc điểm phân bố của san hô và các quần xã khác đi kèm trên rạn từ tài liệu viễn thám (từ các nguồn ảnh Landsat, ASTER, SPOT,…). Lớp bản đồ phân bố các thành phần ưu thế trên rạn san hô

    • Độ phủ của san hô và các quần xã khác đi kèm trên rạn từ việc kết hợp các tài liệu ảnh máy bay và ảnh viễn thám (từ nguồn ảnh máy bay (toàn sắc và đa phổ) năm 2004 với các ảnh Landsat, ASTER, SPOT,…). Lớp bản đồ phân bố độ phủ của rạn san hô và các hợp phần khác.

    • Phương pháp GIS trong xử lý, đánh giá diện tích và xây dựng bản đồ phân bố của san hô và các quần xã khác đi kèm trên rạn (theo quy chuẩn VN2000)

  5. Xây dựng phần mềm quản lý CSDL – bản đồ về hiện trạng phân bố rạn san hô  tỉnh Khánh Hoà với tỉ lệ 1/25.000 đối với các rạn và 1/75.000 đối với các rạn san hô toàn tỉnh Khánh Hòa , tất cả đều theo chuẩn VN2000.

    • CSDL bản đồ số về điều kiện tự nhiên, môi trường và các hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến hiện trạng rạn san hô Khánh Hòa (bao gồm nhiều lớp bản đồ địa hình, mạng lưới thủy văn, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, địa mạo bờ, trầm tích đáy, địa hình đáy, phân bố chi tiết rạn san hô ở từng khu vực, phân bố độ phủ san hô, các tham số môi trường, nhiệt độ, độ mặn, chlorophyll, vật lơ lửng, các chất dinh dưỡng, các kim loại nặng,…, các hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến rạn)

    • CSDL về các luật định chính sách, chỉ thị về bảo vệ, giám sát môi trường ảnh hưởng đến hiện trạng rạn san hô Khánh Hòa

    • CSDL về hiện trạng rạn san hô Khánh Hòa và các hệ sinh thái có liên quan (các lớp thông tin về tài liệu khảo sát môi trường, độ phủ, đa dạng sinh học, nguồn lợi trên rạn, ảnh chụp ,…).

  6. Đề xuất các giải pháp quản lý, quy hoạch, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn lợi rạn san hô.

    • Tầm quan trọng, giá trị kinh tế môi trường của rạn san hô vùng biển ven bờ toàn tỉnh Khánh Hòa và các giải pháp quản lý cộng đồng sử dụng bền vững tài nguyên hệ sinh thái rạn san hô.

    • Đánh giá phạm vi mức độ ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, hệ thống các thể chế chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh Khánh Hòa ảnh hưởng lên sự phát triển rạn san hô.

    • Đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch biển Khánh Hòa có liên quan đến rạn san hô.

    • Đánh giá hoạt động bảo tồn rạn san hô đã được triển khai ở vùng biển Khánh Hòa, từ đó đề xuất hoạt động bảo tồn cho các rạn còn lại.

    • Đề xuất các giải pháp quản lý, quy hoạch, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn lợi rạn san hô.

    • Đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ (đề xuất vị trí thích hợp tạo rạn nhân tạo, sử dụng hiệu quả CSDL-GIS phục vụ quản lý rạn san hô…).

You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Người đăng: Administrator Account
Ngày đăng: 08/11/2007
Số lượt người xem: 11363

Quay Về
Lỗi Có lỗi xảy ra.
Error: Unable to load the Article Details page.


    
 Liên kết Đóng
    
 Phản hồi Đóng





CAPTCHA image
Nhập mã ở trên vào hộp dưới đây
Hủy Bỏ   Gửi
    
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm