Wednesday, April 24, 2024  
..:: Trang chủ » Tin tức ::..   Login
 Article Details
Phiên họp lần thứ 6 Phân ban Tây Thái Bình Dương của Ủy ban liên chính phủ về Hải dương học.

Được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, Phiên họp lần thứ 6 Phân ban Tây Thái Bình Dương của Ủy ban liên chính phủ về hải dương học đã được Ủy ban Quốc gia IOC của Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tại Viện Hải dương học, Nha Trang khai mạc vào lúc 9h ngày 23 tháng 5 năm 2005.
 
Năm 1965, Ủy ban liên chính phủ về hải dương học của UNESCO (IOC/UNESCO) bắt đầu thực hiện một chương trình đầu tiên trong khu vực Tây Thái Bình Dương nghiên cứu dòng chảy Kuroshio, có 12 nước trong khu vực tham gia và tài trợ cho dự án. Năm 1977, một Ủy ban khu vực Tây Thái Bình Dương được thành lập. Từ năm 1979, các phiên họp thường niên được tổ chức tại Văn phòng IOC ở Paris. Năm 1989, Phaân ban Taây Thaùi Bình Döông thuc UÛy ban lieân chính phuû veà Haûi döông hoïc (gọi tắt là IOC/WESTPAC) ca T chc Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hip quc - UNESCO, chính thức được thành lập, với chức năng nhiệm vụ chính là phối hợp hoạt động các nước thành viên trong khu vực (gồm 20 nước: Mỹ, Pháp, Anh, New Zealand, Úc, Nga, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Fiji, Indonesia, Malaysia, Philippine, Samoa, Singapore, Quần đảo Solomon, Thái Lan, Tonga và Việt Nam) thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học biển, chương trình giám sát đại dương, chương trình quản lý và trao đổi thông tin dữ liệu, tăng cường tiềm lực nghiên cứu trong khuôn khổ các hoạt động của IOC.
 
Từ năm 1990 đến nay, các phiên họp của Phân ban được luân phiên tổ chức tại các nước thành viên : phiên họp thứ nhất tổ chức tại Hàng Châu (Trung Quốc) năm 1990, phiên họp thứ hai tại Bangkok (Thái Lan) năm 1993, phiên họp thứ ba tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1996, phiên họp thứ tư tại Seoul (Hàn Quốc) năm 1999 và phiên họp thứ năm tại Perth (Australia) năm 2002.
 
Trong mỗi kỳ họp, sẽ tiến hành kiểm điểm tình hình hoạt động trong thời gian qua, quyết định chương trình hoạt động của trong thời gian tiếp theo. Phiên họp lần thứ sáu tổ chức tại Nha Trang này sẽ xem xét, đánh giá, kiểm điểm lại các chương trình, đề án, các hoạt động đã thực hiện trong giai đoạn 2002-2005, bao gồm các chương trình: Hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển; bảo vệ môi trường biển, thủy triều đỏ, đại dương và khí hậu, lập bản đồ độ sâu vùng biển trong khu vực, trao đổi thông tin và dữ liệu biển; giám sát đại dương, đề án hợp tác nghiên cứu Vịnh Thái Lan, chương trình viễn thám biển…Ngoài ra các hoạt động khác như tăng cường tiềm lực, phổ biến kiến thức, hợp tác với các tổ chức khác… cũng được xem xét đánh giá tại phiên họp. Phiên họp cũng sẽ quyết định chương trình hoạt động trong giai đoạn tiếp theo 2006-2008.
 
Ngoài những nội dung, chương trình nghị sự theo thông lệ, phiên họp lần này đặc biệt quan tâm một số vấn đề sau:
-         Hệ thống cảnh báo sóng thần, động đất ở Tây Thái bình dương, ở Đông Nam Á và Ấn độ dương
-         Vấn đề cảnh báo và giảm thiểu “Thủy triều đỏ”, “Tảo độc hại”
-         Xem xét một số đề xuất tham gia các chương trình nghiên cứu quy mô khu vực: GOOS, Bản đồ độ sâu….
 
Tham dự phiên họp lần thứ sáu tại Nha Trang có 35 đại biểu của các nước: Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, Fiji, Mỹ, Pháp, Philippin, Malaysia, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Ấn Độ. Ông tổng thư ký IOC/UNESCO, TS. Paticio Bernal, đại diện của IOC/UNESCO cũng đến dự. Đoàn Việt Nam gồm 10 đại biểu chính thức do Chủ tịch UBQG IOC của Việt Nam - TSKH Nguyễn Tác An làm trưởng đoàn, tổng thư ký UBQG UNESCO của Việt Nam – ông Lê Kinh Tài, Phó Chủ tịch Viện KHCN VN – ông Phạm Văn Quý và các thành viên của Ủy ban Quốc gia IOC của Việt Nam. Ngoài ra còn có trên 20 đại biểu tham gia với tư cách là quan sát viên là các đại diện của các Bộ, Ban, Ngành, các Viện nghiên cứu của Việt Nam.
 
Phiên họp này được tổ chức tại Việt Nam theo đề nghị của Ban lãnh đạo IOC/WESTPAC tại kỳ họp trước, dựa trên những lý do sau: Việt Nam là nước thành viên lâu năm của IOC (từ năm 1961) và ngày càng có uy tín trong khu vực, Việt Nam hiện là nước có điều kiện an ninh tốt, tình hình kinh tế, xã hội ổn định hơn các nước khác trong khu vực, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế trong đó hội nghị của UNESCO.
 
Phiên họp đã được các cơ quan sau đây tài trợ:
  • Ủy ban liên chính phủ về hải dương học của UNESCO (IOC/UNESCO)
  • Phân ban Tây Thái Bình Dương (IOC/WESTPAC)
  • Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (VAST)
  • Ủy ban Quốc gia IOC của Việt Nam (UBQG IOC VN)
  • Viện Hải dương học (IO)
  • Trung tâm Khí tượng Thủy văn biển (MHC)
  • Tổng Công ty Khánh Việt (KHATOCO)
Phiên họp dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 23-27 tháng 5 năm 2005
You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Written By: Administrator Account
Date Posted: 10/31/2007
Number of Views: 5715

Return
Error An error has occurred.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Oceanographic Data; GIS & Remote Sensing Application
  Search