19 Tháng Tư 2024  
..:: Trang chủ » Tin tức ::..   Đăng nhập
 Chi tiết
Tóm tắt kết quả Hội thảo Dự án hợp tác nghiên cứu biển Việt Nam - CHLB Đức giai đoạn 2003 - 2006.

Tương tác lục địa - đại dương - khí quyển trong vùng ven bờ nam việt nam tại bremen, chlb đức (20 -21/10/2005)
 
 
Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá các kết quả dự án Hợp tác nghiên cứu Biển Việt Nam – CHLB Đức giai đọan 2003 -2006: Tương tác Lục địa – Đại dương – Khí quyển do phía đối tác Đức tiến hành tại hội trường của Trung tâm Sinh thái Biển Nhiệt đới (ZMT) ở Bremen. Bao gồm 06 nội dung khảo sát, nghiên cứu của của các tiểu dự án:
  1. Tác động của hiện tượng Elnino – Lanina và các biến đổi khí hậu lên sức sản xuất sinh học và lưu lượng sông tải ra trong khu vực nước trồi ngoài khơi Nam Việt Nam.
  2. Nghiên cứu hiện tượng nước trồi và các quá trình có liên quan trên khu vực ven bờ Nam – Việt Nam.
  3. Các quá trình biển khơi và dòng sinh địa hóa trong khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam.
  4. Tiến hóa Holocene vùng ven bờ, sự thăng giáng mực nước biển, quá trình lắng đọng trầm tích lục nguyên và động lực học trầm tích trên vùng thềm lục địa giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Nha Trang (Đông - Nam Việt Nam).
  5. Động lực học trầm tích trong khu vực rừng ngập mặn, châu thổ sông Cửu Long và hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai.
  6. Chức năng hệ sinh thái của việc phục hồi không tự nhiên rừng ngập mặn trong lưu vực sông Cần Giờ, Việt Nam.
Thành phần tham gia hội thảo
A. Phía CHLB Đức:
  1. Đại diện của DFG (Quỹ Phát triển CHLB Đức): TTK DFG - TS Susanna Pholhabeur.
  2. Hội đồng đánh giá dự án: Các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực Vật lý Hải dương , Địa chất biển, Sinh học biển do DFG mời để tư vấn.
  3. Các chủ trì tiểu dự án và các thành viên chính tham gia các nôi dung:
    +
    Trung tâm Sinh thái Biển Nhiệt đới (ZMT):

    - Chủ trì tiểu dự án Chức năng hệ sinh thái của việc phục hồi không tự nhiên rừng ngập mặn trong lưu vực sông Cần Giờ, Việt Nam.
    +
    Viện Hải dương học - ĐHTH Hamburg: Chủ trì tiểu dự án Nghiên cứu hiện tượng nước trồi và các qúa trình có liên quan trên khu vực ven bờ Nam – Việt Nam.
    + Viện Địa chất Biển – ĐHTH Hamburg: Chủ trì tiểu dự án Tác động của hiện tượng Elnino – Lanina và các biến đổi khí hậu lên sức sản xuất sinh học và lưu lượng sông tải ra trong khu vực nước trồi ngoài khơi Nam Việt Nam.
    + Viện Địa chất Biển – ĐHTH Kiel: Chủ trì tiểu dự án Tiến hóa Holocene vùng ven bờ, sự thăng giáng mực nước biển, quá trình lắng đọng trầm tích lục nguyên và động lực học trầm tích trên vùng thềm lục địa giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Nha Trang (Đông - Nam Việt Nam).
    + Viện Nghiên cứu biển Baltich (IOW): Chủ trì tiểu dự án Các quá trình biển khơi và dòng sinh địa hóa trong khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam.
B. Phía Việt Nam:
  1. Đại diện của Bộ Khoa học & Công Nghệ:
  2. Viện Hải Dương Học VKH&CNVN:
    Chủ trì tiểu dự án Nghiên cứu hiện tượng nước trồi và các quá trình có liên quan trên khu vực ven bờ Nam – Việt Nam chịu trách nhiệm nội dung Các quá trình biển khơi và dòng sinh địa hóa trong khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam và Tác động của hiện tượng Elnino – Lanina và các biến đổi khí hậu lên sức sản xuất sinh học và lưu lượng sông tải ra trong khu vực nước trồi ngoài khơi Nam Việt Nam.
  3. Đại học KHTN – ĐHQG Tp. HCM:
    Chủ trì tiểu dự án Chức năng hệ sinh thái của việc phục hồi không tự nhiên rừng ngập mặn trong lưu vực sông Cần Giờ, Việt Nam và Động lực học trầm tích trong khu vực rừng ngập mặn, châu thổ sông Cửu Long và hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai.
    - Phân viện Địa lý, Viện KH&CN VN:

    - ĐHNL Thủ Đức:
  4. Viện Địa chất & Địa vật lý Biển, Viện KH&CNVN:
    Chủ trì tiểu dự án Tiến hóa Holocene vùng ven bờ, sự thăng giáng mực nước biển, quá trình lắng đọng trầm tích lục nguyên và động lực học trầm tích trên vùng thềm lục địa giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Nha Trang (Đông - Nam Việt Nam).
    -
    Đại học KHTN, Đại học QGHN .
CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU
1. Các tiểu dự án: Nghiên cứu hiện tượng nước trồi và các quá trình có liên quan trên khu vực ven bờ Nam – Việt Nam”  và  "Các quá trình biển khơi và dòng sinh địa hóa trong khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam"
Các tiểu dự án đã tiến hành được 04 chuyến khảo sát VG III, VG IV, VGVII, VGVIII với các thiết bị hiện đại, đồng bộ.
a. Các kết quả
+ Bổ sung và hoàn thiện cho cơ sở dữ liệu về khu vực nước trồi ven bờ miền Trung Việt Nam:
- Về mặt giới hạn không gian:
Khu vực khảo sát của dự án đã phủ gần như toàn bộ vùng nước trồi: phía bắc tới Quy Nhơn, phía nam tới bắc Vũng Tàu, phía ngoài khơi đã tới độ sâu 2000 m (cách bờ 200 hải lý). Đề tài KT0305 nghiên cứu vùng họat động nước trồi mạnh nam Trung bộ (1991-1995) thuộc Chương trình biển cấp nhà nước KT03 mới giới hạn vùng khảo sát phía bắc tới nam Khánh Hòa, phía nam tới bắc Bắc Bình (Bình Thuận), phía ngoài khơi chỉ tới độ sâu 100 m (cách bờ 30 hải lý). Như vậy về mặt không gian dự án hợp tác Việt Nam – CHLB Đức có diện tích khảo sát rộng xấp xỉ gấp 3 lần diện tích khảo sát của đề tài KT0305.
- Về mặt thời gian: 04 chuyến khảo sát đã được tiến hành vào các mùa gió mùa Tây – Nam: VG III, VG VII (7/2003, 7/2004), mùa gió chuyển tiếp từ Đông Bắc sang Tây Nam: VG IV (4/2004) mùa gió Đông Bắc: VG VIII. So với Đề tài KT0305 trước đây chỉ tiến hành khảo sát vào mùa gió Tây Nam vào các tháng 7-8. Như vậy chuỗi số liệu khảo sát cho phép có thể đánh giá sự biến động của hiện tượng theo mùa.
+ Các kết quả tính toán mô hình bước đầu cho thấy nguyên nhân và cơ chế hình thành nước trồi trong khu vực nghiên cứu, giới hạn không gian của hiện tượng nước trồi và khả năng dự báo xu thế bằng mô hình do chúng ta tự thiết kế phù hợp với điều kiện địa phương có bổ sung và hoàn thiện từ mô hình HAM SON của bạn.
+ Các kết quả khảo sát và tính toán kết hợp với sử dụng tư liệu ảnh viễn thám còn cho thấy ảnh hưởng của hiện tượng khí hậu Elnino và Lanina lên sự biến động về không gian, cường độ của hiện tượng nước trồi và sự tương tác của hệ thống dòng chảy mạnh ổn định dọc bờ tây Biển Đông với dòng chảy mùa trong khu vực.
+ Tác động khí hậu tới hiện tượng nước trồi và ảnh hưởng của nó tới sự phân bố của các vùng dinh dưỡng và năng suất sinh học cao, là cơ sở khoa học cho việc giải thích các quá trình sinh địa hóa và chuỗi thức ăn của sinh vật biển, tính đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật tại khu vực.
+ Tăng cường thêm một bước về năng lực khảo sát, nghiên cứu & thiết bị đo đạc cho phía Việt Nam.
b. Dự kiến các công việc triển khai giai đọan 2006-2008:
Tiểu dự án:
"Nghiên cứu hiện tượng nước trồi và các quá trình có liên quan trên khu vực ven bờ Nam – Việt Nam
- Khảo sát bổ sung (bằng tàu nhỏ) nhằm cung cấp các thông số và hoàn thiện mô hình tính toán trường dòng chảy 3 D phi tuyến khu vực nước trồi.
- Đánh giá ảnh hưởng của hệ dòng chảy mạnh dọc bờ tây Biển Đông lên vùng nước trồi.
- Xác định mức độ tác động của khối nước sông Mê Kông lên vùng nghiên cứu.
- Sử dụng các kết quả khảo sát, nghiên cứu thủy văn – động lực làm cơ sở khoa học cho việc tìm nguyên nhân và giải thích cơ chế các quá trình sinh địa hóa, vận chuyển vật liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của các tiểu dự án khác tại khu vực.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu: tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới đào tạo cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật viên.
Tiểu dự án:
"Các quá trình biển khơi và dòng sinh địa hóa trong khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam".
+ Khảo sát thu mẫu, tính toán mô hình để nghiên cứu chu trình và đánh giá vai trò các nguồn Nitrogen khác nhau, quan hệ N/P lên năng suất trong vùng nước trồi và dải ven bờ Nam Trung bộ.
+ Thực nghiệm nuôi thực vật phù du với điều kiện môi trường tự nhiên với các loại nước biển ở các khu vực ven bờ, thềm lục địa, tại tầng có Chlorophill cực đại:
- Để xác định các nhóm thực vật phù du chính trong các khu vực.
- Quá trình biến đổi Nitrogen trong quá trình phát triển thực vật phù du và điều kiện tối ưu cho Cyanobateria.
- Vai trò của khối nước sông Mê Kông lên năng suất sinh học vùng nước trồi.
- Tính toán chu trình Nitrogen trong khu vực nghiên cứu bằng mô hình 1 D.
2. Về tiểu dự án: Tác động của hiện tượng Elnino – Lanina và các biến đổi khí hậu lên sức sản xuất sinh học và lưu lượng sông tải ra trong khu vực nước trồi ngoài khơi Nam Việt Nam.
Tiểu dự án đã tiến hành các đợt đặt và thả bẫy trầm tích: VG II, VG VI, VG X.
Vùng thả bẫy: Khu vực chịu và không chịu ảnh hưởng của hiện tượng nước trồi. Đây là những kết quả nghiên cứu chi tiết đầu tiên về khả năng lắng đọng trầm tích hữu cơ do sông tải ra và nguồn gốc biển trong khu vực nước trồi Việt Nam và lân cận (thềm lục địa Sunda) dưới tác động của các yếu tố khí hậu Elnino – Lanina. Qua các số liệu đo đạc, phân tích đã bước đầu cho phép nhận xét ảnh hưởng các xoáy đại dương tới tốc độ lắng động, thành phần và kích thước hạt trầm tích. Qua đó có thể đánh giá khả năng tích tụ dinh dưỡng và trao đổi dinh dưỡng tại các tầng nước sâu cũng như việc hình thành chuỗi thức ăn cho sinh vật biển.
Kết quả khảo sát, nghiên cứu từ các bẫy trầm tích cho phép đánh giá về tác động khí hậu, tác động của các hoạt động của con người (dòng vật chất do sông tải ra) lên môi trường biển hiện tại cũng như trong lịch sử.
Các nghiên cứu của dự án này cho thấy vai trò vị trí Biển Đông như một mắt xích chung của hệ thống trao đổi lắng đọng vật chất của Biển và Đại dương thế giới.
Tiểu dự án này đã được trang bị và tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới về nghiên cứu khả năng lắng đọng trầm tích ở các vùng biển và mối liên quan của nó với các yếu tố động lực, khí hậu…
3. Tiểu dự án :Tiến hóa Holocene vùng ven bờ, sự thăng giáng mực nước biển, quá trình lắng đọng trầm tích lục nguyên và động lực học trầm tích trên vùng thềm lục địa giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Nha Trang (Đông - Nam Việt Nam).
Tiểu dự án đã tiến hành các đợt khảo sát địa chất địa vật lý biển: VG V, VG IX và các đợt khảo sát thực địa trong dải ven bờ Nam Trung Bộ từ Khánh Hòa đến Bình Thuận.
Các kết quả khảo sát và nghiên cứu ban đầu cho thấy một bức tranh phân bố về trầm tích lục nguyên và khả năng vận chuyển trầm tích trên thềm lục địa từ cửa sông Mê Kông tới Nha Trang.
Các kết quả khảo sát còn cho thấy cấu trúc phân tầng, qúa trình tiến hóa và phát triển, các hình ảnh về lớp phủ trầm tích hiện đại trong vùng biển và ven bờ cũng như bức tranh trong quá khứ về sự thăng giáng mực nước trong vùng ven bờ Nam Việt Nam.
Các kết quả khảo sát và nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc tìm kiếm khoáng sản và đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ.
4. Các tiểu dự án:Động lực học trầm tích trong khu vực rừng ngập mặn, châu thổ sông Cửu Long và hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai và Chức năng hệ sinh thái của việc phục hồi không tự nhiên rừng ngập mặn trong lưu vực sông Cần Giờ, Việt Nam.
Đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu định kỳ tại khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ và Đông Nam Bộ.
- Bước đầu đánh giá được tốc độ lắng đọng, khả năng vận chuyển vật liệu trầm tích, mối liên hệ giữa các yếu tố động lực biển, sông (thủy triều, dòng chảy sông, sóng) với khả năng lắng đọng trầm tích và tốc độ xói lở khu vực cửa sông và rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Về cấu trúc quần xã sinh vật đáy và đặc điểm đa dạng sinh học của các khu vực rừng ngập mặn tái sinh.
- Các chu trình sinh địa hóa đặc trưng và vai trò của vùng rừng ngập mặn tái sinh với việc lắng đọng trầm tích và lũ lụt.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Qua 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, liên tục, hiệu quả các thành viên tham gia hội thảo đã được nghe 35 báo cáo khoa học của các tiểu dự án do các nhà khoa học Đức và Việt Nam. Dự án đã thể hiện sự thống nhất về phương pháp nghiên cứu, có sự phân công rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học Việt Nam và Đức để hoàn thành các nội dung nghiên cứu. Vì đây là dự án hợp tác đầu tiên song lại có nội dung phong phú và kinh phí lớn giữa 2 nước Việt Nam và CHLB Đức về nghiên cứu biển nên có nhiều khó khăn, bỡ ngỡ về mặt thủ tục, về tiến độ tài chính song được sự phối hợp chặt chẽ của phía Đức là quỹ DFG và các đối tác đồng thời được sự chỉ đạo kịp thời của phía Việt Nam: lãnh đạo Bộ Khoa Học & Công Nghệ, sự ủng hộ của lãnh đạo Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, việc hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của các vụ chức năng của Bộ Khoa học & Công nghệ , các ban chức năng của Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, của các cơ quan tham gia cũng như sự phấn đấu nỗ lực vượt khó khăn của các cán bộ chủ trì cũng như cán bộ tham gia, dự án đã thu được các kết quả khả quan cả về mặt khoa học và thực tiễn.
Qua các ý kiến phản biện của Hội đồng thẩm định và các ý kiến thảo luận, đóng góp chi tiết của các đại biểu cho các nội dung báo cáo và kế hoạch triển khai pha II của dự án: Tương tác lục địa – đại dương – khí quyển trong vùng ven bờ Nam – Việt Nam, Hội thảo đã thống nhất được về cơ bản các nội dung khoa học chính trong Pha II của dự án và đã kết thúc thắng lợi. Theo các thông tin mà chúng tôi vừa nhận được Hội đồng thẩm định đã đề nghị và quỹ DFG đã chấp thuận tiếp tục cho triển khai Pha II của dự án trong thời gian 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008. Dự kiến Pha II sẽ bắt đầu bằng chuyến khảo sát hỗn hợp trên tàu RV SONNE của CHLB Đức trong tháng 4 năm 2006.
Điều phối viên dự án
You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Người đăng: Administrator Account
Ngày đăng: 31/10/2007
Số lượt người xem: 6304

Quay Về
Lỗi Có lỗi xảy ra.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm