17 Tháng Tư 2024  
..:: Trang chủ » Tin tức ::..   Đăng nhập
 Chi tiết
Bế mạc lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ viễn thám màu hải dương

Ngày 7 tháng 8, Viện Hải Dương Học Nha Trang đã tổ chức lễ bế mạc lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ viễn thám hải dương trong nghiên cứu dự báo đánh bắt cá, dự báo hiện tượng triều đỏ tảo nở hoa cũng như quan trắc và giám sát môi trường biển.

Đây là chương trình mời giáo sư thỉnh giảng do Quỹ Nippon - POGO tài trợ, tổ chức hàng năm ở các nước đang phát triển.  Lớp tập huấn đã kéo dài 3 tháng từ 08 tháng 5 đến 07 tháng 8 năm 2007 tại Viện Hải Dương Học Nha Trang, với sự hướng dẫn và truyền đạt kiến thức về lý thuyết, thực hành của các giáo sư nổi tiếng từ Nhật, Mỹ lần lượt đến Việt nam (thông tin chi  tiết về lớp học tham khảo tại địa chỉ:  http://www.vnio.org.vn/pogo2007/) .
      Thành phần tham dự lớp tập huấn bao gồm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các Viện Nghiên cứu về biển trong cả nước (như Viện Công Nghệ Vũ Trụ - Hà Nội, Viện Nghiên Cứu Hải sản Hải Phòng, Viện Hải Dương Học Nha Trang, Viện Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Nha Trang), các giảng viên đại học các trường Đại Học (ĐHTH Huế, ĐH Công Nghệ Thông tin TP HCM) và một số nhà khoa học đến từ Thái Lan, Hà Lan. 
      Công nghệ viễn thám hải dương là một kỹ thuật hiện đại, gần đây đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu hải dương học. Kỹ thuật này đã có một số ứng dụng hiệu quả trong dự báo đánh bắt cá xa bờ cũng như gần bờ, dự báo hiện tượng nở hoa của tảo độc (HAB) và thủy triều đỏ, quan trắc và giám sát môi trường… Kỹ thuật này không còn là lý thuyết, mà đã được ứng dụng hiệu quả tại các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Canada, EU…
      Với mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ khoa học về viễn thám màu đại dương và tăng cường trang thiết bị nghiên cứu hải dương học của Viện Hải dương học nói riêng và của Việt Nam nói chung, lớp tập huấn đã đạt được một số kết quả nhất định. Sau 3 tháng làm việc tích cực dưới sự hướng dẫn tận tình của các giáo sư đến từ Nhật, Mỹ các học viên Việt Nam và quốc tế đã thu nhận một lượng kiến thức khá phong phú, đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu về hải dương học ứng dụng nghề cá cũng như quan trắc và giám sát môi trường vùng ven bờ. Một số nội dung chính đã được truyền đạt:
  • ­Kỹ thuật thu thập và xử lý ảnh viễn thám hải dương.
  • Phân tích chuỗi thời gian từ dữ liệu ảnh vệ tinh đa phổ.
  • Một số kỹ thuật đặc biệt về giải đoán nhiệt độ nước biển tầng mặt,  chlorophyll-a, dòng chảy, sóng nội thông qua ảnh viễn thám màu hải dương.
  • Các ứng dụng kỹ thuật ảnh viễn thám màu hải dương trong nghiên cứu hiện tượng nở hoa của tảo độc (HAB) và thủy triều đỏ, dự báo đánh bắt cá , hiện tượng nước trồi ở các khu vực khác nhau (Nhật, Mỹ và Đông Nam Á).
  • Tiến hành các nghiện cứu thực nghiệm ở vùng biển miền Trung (Nha trang, Bình Thuận) giúp cho các học viên đã nắm bắt một số kỹ thuật đo đạc hiện đại về quang học hải dương, sinh thái học hải dương và thu thập các thông số môi trường nước vùng ven bờ và biển khơi.
  • Phương thức thu thập các ảnh viễn thám màu hằng ngày (download từ các trang web chuyên ngành) cũng được giới thiệu. Thông qua các bài tập thực hành về thu nhận, xử lý ảnh cũng như kết hợp các đo đạc tại hiện trường  các học viên đã hiểu biết tường tận hơn về ứng dụng kỹ thuật này trong các ngành nghiên cứu của mình một cách hiệu quả nhất. 
  • Cuối khoá tập huấn toàn bộ các học viên đều tiến hành làm báo cáo thu hoạch. Các báo cáo này phần lớn đáp ứng yêu cầu chuyên môn của một báo cáo khoa học, một số báo cáo đã được các giáo sư đánh giá cao về định hướng tiếp cận công nghệ mới cũng như khả năng ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật này trong thời gian tới.
  • Dự án cũng nhằm tăng cường thêm một bước mối quan hệ hợp tác nghiên cứu chặt chẽ về khoa học biển giữa Việt Nam thông qua Viện Hải dương học với các đối tác nước ngoài như Nhật Bản và Mỹ và các nước trong khu vực. Kết thúc lớp tập huấn, một nhóm nghiên cứu về công nghệ viễn thám màu hải dương đã được hình thành với sự liên kết và hổ trợ của các tổ chức nghiên cứu viễn thám màu hải dương toàn cầu. Hy vọng rằng với việc tham gia vào hệ thống viễn thám màu hải dương, Việt Nam sẽ là hạt nhân cơ bản cho sự phát triển của ngành viễn thám hải dương ứng dụng ở Việt Nam và khu vực.
You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Người đăng: Administrator Account
Ngày đăng: 04/11/2007
Số lượt người xem: 6626

Quay Về
Lỗi Có lỗi xảy ra.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm