Saturday, April 20, 2024  
..:: Trang chủ » Trang tin các phòng nghiên cứu » Phòng Động vật có xương sống biển » Hoạt động khoa học ::..   Login
 Article Details
TIẾNG ỒN DO CON NGƯỜI GÂY RA VÀ TÁC ĐỘNG LÊN THÚ BIỂN VÀ RÙA BIỂN

 

 

 

Thú biển sử dụng khả năng âm thanh của chúng trong truyền thông tin, giao tiếp giữa các cá thể, bắt mồi và chiến lược sinh tồn. Sự gián đoạn một thời gian dài đối với các chức năng sinh học quan trọng này có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sinh sản của các các thể và cuối cùng là quy mô của quần thể.

Hoạt động tàu thuyền, khảo sát địa chấn, khoan khai thác dầu, sóng sonna tàu ngầm...trên biển tạo ra âm thanh nhân tạo rất mạnh trong các vùng biển và các khảo sát đó đã tiến hành trên nhiều vùng biển khác nhau trong khoảng thời gian dài. Tần số  từ 10 Hz đến hơn 100KHZ và trùng với khoảng tần số nghe của thú biển từ 10 Hz – 200KHz.

 

Các tác động đến hành vi của thú biển, liên quan đến việc làm gián đoạn tìm kiếm thức ăn, tránh khỏi vùng lãnh thổ của các cá thể, các vấn đề về hô hấp và hành vi và cảm nhận về dấu hiệu giao phối. Các tác động gián tiếp có thể làm giảm lượng thức ăn do thiếu con mồi tìm thấy trong vùng hoạt động của chúng.
 
Rùa biển không có bất kỳ cơ cấu tai trong thông thường và thường được coi là điếc theo nghĩa sinh lý cổ điển. Tuy nhiên, chúng được coi là nhạy cảm với rung động tần số thấp, có thể bị suy yếu thông qua các bộ phận cơ thể cứng như hộp sọ và mai. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm và di cư mặc dù thiếu tài liệu với bằng chứng rõ ràng.
 
You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Written By: Administrator Account
Date Posted: 10/1/2017
Number of Views: 839

Return
Error An error has occurred.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Oceanographic Data; GIS & Remote Sensing Application
  Search