Friday, April 19, 2024  
..:: Trang chủ » Trang tin các phòng nghiên cứu » Phòng Nguồn lợi Thủy sinh » Hoạt động khoa học ::..   Login
 Article Details
Báo cáo hoạt động khoa học công nghệ quý I năm 2014 Đơn vị: Phòng Nguồn lợi Thủy sinh vật

Tóm tắt:
   Trong Quý I, Phòng nguồn lợi Thủy sinh tiếp tục triển khai các hoạt động của 7 đề tài, dự án và hợp đồng các cấp. Nhìn chung, các hoạt động và sản phẩm được hoàn thành đáp ứng theo tiến độ thực hiện của các đề tài và dự án nói trên. Chi tiết các hoạt động và sản phẩm được liệt kê như sau:

 

I. Tình hình thực hiện đề tài, dự án
1. Đề tài NCCB: Quần xã cá rạn san hô và san hô tạo rạn phía Nam Việt Nam.

  • Hoạt động: Phân tích 100 mẫu cá và 50 mẫu san hô tạo rạn.
  • Sản phẩm: Xuất bản 01 bài báo trên Tạp chí NN & PTNT.

2. Đề tài Bộ NN & PTNT: Nghiên cứu thiết lập một số khu duy trì nguồn giống thủy sản ở Việt Nam.

  • Hoạt động: Phân tích và đo đạt kích thước 30 mẫu nghêu giống thu thập tại các bãi nguồn giống liên quan đến rừng ngập mặn. Tập hợp tư liệu và viết các báo cáo chuyên đề.
  • Sản phẩm: Hoàn thành 03 báo cáo chuyên đề và 01 bản thảo bài báo gởi đăng trên Journal of Marine Biological Association of India.

3. Đề tài cơ sở: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bộ mẫu động vật không xương sống tại Bảo tàng Viện Hải dương học.

  • Hoạt động: Tiến hành 01 đợt kiểm ra đánh giá sơ bộ về tình trạng mẫu tại Bảo tàng Viện Hải dương học.
  • Sản phẩm: Kiểm tra được 50% bộ mẫu Giun nhiều tơ và Hải Miên ở Bảo tàng.

4. Dự án UNEP: Trình diễn quản lý bền vững tài nguyên rạn san hô ở vùng biển ven bờ huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.

  • Hoạt động: Tổ chức phục hồi 100m2 rạn san hô ở Bãi Bà Điên thuộc Vịnh Vĩnh Hy và thu các số liệu sinh thái liên quan để theo dõi sự phát triển (tháng 1/2014); Thực hiện giám sát chất lượng nước ven bờ Ninh Hải tại 11 trạm giám sát ven bờ (tháng 2/2014); Tổ chức tập huấn “Phổ biến nội quy các khu phục hồi nguồn lợi thủy sản ven bờ biển huyện ninh hải” (tháng 2/2014) cho ngư dân lái tàu đánh cá 02 xã Thanh Hải và Vĩnh Hải; Tổ chức 01 cuộc họp Ban chỉ đạo dự án (tháng 03/2014); Tổ chức lễ ký liên tịch thỏa thuận thực hiện “Kế hoạch liên tịch quản lý phát triển du lịch bền vững khu vực vịnh Vĩnh Hy giai đoạn 2013 – 2015” (tháng 3/2014); Thực hiện các bước lấy ý kiến góp ý dự thảo Kế hoạch QLTH tài nguyên RSH ven bờ Ninh Hải của các thành viên BCĐ và Tổ chức “Hội thảo giới thiệu dự thảo Kế hoạch QLTH tài nguyên RSH ven bờ Ninh Hải đến các bên để lấy ý kiến góp ý (tháng 3/2014).
  • Sản phẩm: Tập số liệu phân tích chất lượng nước ven bờ tháng 2/2014; 100m2 RSH ở vịnh Vĩnh Hy được phục hồi; 30 chủ ghe/người lái tàu của 2 xã Thanh Hải và Vĩnh Hải được phổ biến trực tiếp nội quy các khu phục hồi NLTS; Kế hoạch QLTH Tài nguyên RSH Ninh Hải hoàn chỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.

5. Hợp đồng UNEP: Bảo vệ các HST biển ở các nước thuộc Chương trình Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) sử dụng phương pháp Green Fins.

  • Hoạt động: a) Tiếp xúc và mời 06 câu lạc bộ lặn tham gia làm thành viên chương trình GFs (tháng 02/2014); b) Tổ chức đợt đánh giá 06 Câu lạc bộ lặn tại Nha Trang (tháng 03/2014); c) Thực hiện chuyển ngữ sang tiếng Việt tài liệu giáo dục nâng cao nhận thức về giảm thiểu tác động của công nghiệp lặn lên RSH.
  • Sản phẩm: Đã có 13 CLB ký Giấy tham gia làm thành viên Chương trình Green Fins; Số liệu về mức độ thân thiện với môi trường của 06 CLB đã được thu thập; tài liệu giáo dục truyền thông bản tiếng Việt đã hoàn chỉnh để giảng dạy.

6. Hợp đồng đề tài nhánh: Điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật, môi trường tự nhiên các HST ven đảo Thổ Chu phục vụ lượng giá kinh tế các HST ven đảo. Thuộc đề tài cấp Nhà nước KC 09-08/11-15 “Lượng giá kinh tế các hệ sinh thái biển đảo tiền tiêu phục vụ phát triển bền vững một số đảo tiền tiêu ở vùng biển ven bờ Việt Nam”.

  • Hoạt động: Phân tích mẫu môi trường nước và trầm tích, sinh vật phù du, động vật đáy mềm tại 27 trạm thu mẫu. Xử lý số liệu hiện trạng rạn san hô tại 9 điểm rạn quanh đảo Thổ Chu.
  • Sản phẩm: hoàn thành 4 tập số liệu về cá rạn san hô, san hô, động vật đáy kích thước lớn rạn san hô, thành phần rong và cỏ biển.

7. Hợp đồng nhánh: Nghiên cứu đa dạng sinh vật đáy ở vùng biển sâu trên thềm lục địa Việt Nam; Thành phần loài Hải miên trên một số rạn san hô Việt Nam; Điều tra các độc tố TTX, PSPs, DSP và ASP ở một số loài sinh vật đáy (da gai, giáp xác, nhuyễn thể). Thuộc Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế về “Nghiên cứu đa dạng sinh học và hóa sinh trong chuyến khảo sát chung Việt Nam-Liên bang Nga lần thứ IV trên tàu nghiên cứu Viện sĩ Oparin trong vùng biển Việt Nam”.

  • Hoạt động: Hoàn tất công đoạn tách các nhóm sinh vật đáy từ mẫu cào biển sâu. Hoàn tất xử lý và bảo quản mẫu Hải miên, phân nhóm và đang tiến hành phân tích mẫu. Chiết tách mẫu độc tố TTX, PSPs, DSP và ASP trong các sinh vật.
  • Sản phẩm: 2 bộ mẫu về sinh vật đáy và Hải miên với các thông tin thu thập; Chiết độc tố từ 183 mẫu sao biển, giáp xác và thân mềm.

II. Các hoạt động khác

  • 02 lượt cán bộ tham gia các Hội nghị và Hội thảo trong nước.

III. Thành tích nổi bật

You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Written By: Nguyễn Văn Long
Date Posted: 7/30/2014
Number of Views: 3326

Return
Error An error has occurred.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Oceanographic Data; GIS & Remote Sensing Application
  Search