Friday, March 29, 2024  
..:: Trang chủ » Trang tin các phòng nghiên cứu » Phòng Sinh vật phù du » Hoạt động khoa học ::..   Login
 Article Details
Hợp tác quốc tế năm 2014

 

Hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và Đan Mạch: - Chuyến khảo sát đa dạng di truyền

Trong tháng 6 vừa qua, các nhà khoa học của Phòng Sinh vật phù du và của Trung tâm Địa-Di truyền, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch, Đại Học Copenhagen Đan Mạch đã cùng nhau tham gia khảo sát biển để khám phá “Sự thích nghi với những thay đổi cục bộ và toàn cầu trong quá khứ, hiện tại và tương lai – vai trò của đa dạng sinh học “ẩn” trong bảo tồn và nâng cao khả năng phục hồi của hệ sinh thái rạn san hô ở vùng Biển Đông”.
Bằng phương pháp thợ lặn SCUBA, các nhà khoa học đã tiến hành thu thập các dẫn liệu đa dạng di truyềnở Khu bảo tồn thiên nhiên biển Hòn Mun (Khánh Hòa) và Cù Lao Cau (Bình Thuận). Các phân tích di truyền trong điều kiện tự nhiên nhằm phát hiện những thay đổi của tảo cộng sinh đáp ứng với thay đổi của môi trường và các vector truyền bệnh có thể có nhằm tạo ra những công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá sức khỏe rạn san hô Việt Nam.
Mặt khác, phản ứng của zooxanthellae với stress nhiệt độ,ánh sáng và chất ô nhiễm ở mức độ phân tử, đã được thí nghiệm để theo dõi những thay đổi sự phong phú của các mRNA đặc trưng trong các tế bào của loài. Các polyp san hô được nuôi ở một phạm vi nhiệt độ từ 26 đến 33oC, ánh sáng có độ phủ sáng từ 50-100%, và ở 2 nồng độ thuốc diệt cỏ trước khi chiết xuất mRNA của zooxanthellae. 4 bộ mẫu được thu thập trong đó 2 bộ mẫu được mang về Đại học Copenhagen để tiến hành phân tích sâu hơn và 2 bộ mẫu còn lại lưu trữ tại Viện Hải Dương học.


Ảnh bìa trái: Lặn khảo sát ở Hòn Mun; Ảnh giữa: Đo đạc đường kính tập đoàn Galaxea; Ảnh bìa phải: Bố trí thực nghiệm trong tủ ấp

Hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và Liên bang Nga

Bằng kinh phí của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học Việt Nam và Nga đã tiến hành 3 đợt thu thập vật mẫu trong các thủy vực ven bờ và nội địa phía nam Việt Nam. Trong tháng 8 vừa qua, GS. TS. Nguyễn Ngọc Lâm và PGS. TS. Đoàn Như Hải đã thực hiện chuyếncông tác đến phòng thí nghiệm Tảo học (Viện Sinh học các Thủy vực Nội địa Papanin). Hai bên đã cùng tiến hành phân tích hình thái học các loài tảo vàng ánh (Chrysophyta) dưới kính hiển vi điện tử và bước đầu đã phát hiện 2 loài có thể mới cho khoa học và hàng chục loài lần đầu tiên ghi nhận, bổ sung cho khu hệ vi tảo Việt Nam. Các loài Protoperidinium, tảo hai roi (Dinophyta) cũng được phân tích sâu hơn về mặt hình thái và cấu trúc bề mặt của các tấm vỏ dưới kính hiển vi điện tử quét.


Ảnh trên: Đợt khảo sát thứ nhất: Nam Cát Tiên, Đồng Nai, 4-5/3/2014; Ảnh dưới: Đợt khảo sát thứ 2: Lâm Đồng, 25-29/04/2014


Ảnh trên: - Chụp hình lưu niệm vớ Lãnh đạo và cán bộ Viện Sinh học các Thủy vực Nội địa (bìa trái) và Phân tích vật mẫu dưới kính HVĐT quét (S.E.M.); Ảnh giữa: - Tảo vàng ánh, vảy của một loài Mallomonas (bìa trái) và vày của Synura (bìa phải); Ảnh dưới: Tế bào tảo 2 roi, Lingulodinium (bìa trái) và Goniodoma (bìa phải)

You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Written By: Nguyễn Ngọc Lâm
Date Posted: 9/12/2014
Number of Views: 3212

Return
Error An error has occurred.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Oceanographic Data; GIS & Remote Sensing Application
  Search