23 Tháng Tư 2024  
..:: Trang chủ » Trang tin các phòng nghiên cứu » Phòng Thực vật biển » Hoạt động khoa học ::..   Đăng nhập
 Chi tiết
Kết quả thực hiện đề tài Khoa học Công nghệ tỉnh Khánh Hòa “Triển khai các mô hình phục hồi và quản lý rừng ngập mặn, thảm cỏ biển ở khu vực đầm Thủy Triều”.

 

       Từ tháng 7/2012 đến tháng 7/2014 được sự phê duyệt, cấp kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa, phòng Thực vật biển- Viện Hải dương học đã phối hợp với TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy thực hiện đề tài “Triển khai các mô hình phục hồi và quản lý rừng ngập mặn, thảm cỏ biển ở khu vực đầm Thủy Triều” nhằm phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn lợi, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch…

        Đề tài đã triển khai thành công 2 mô hình trồng phục hồi rừng ngập mặn ở ven đầm Thủy Triều với tổng diện tích 3,7 ha. Thành phần loài cây trồng phục hồi rừng ngập mặn khá đa dạng gồm 6 loài: Đước (Rhizophora apiculara), đưng (Rhizophora mucronata), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), mắm trắng (Avicennia alba), mắm biển (Avicennia marina), cóc đỏ (Lumnitzera littorea). Trong đó cây đước được trồng chủ yếu.

        1/ Mô hình trồng phục hồi rừng ngập mặn trong vùng nuôi tôm bị thoái hóa được thực hiện tại 2 xã Cam Hòa và Cam Hải Đông với sự quản lý của cộng đồng. Tổng diện tích phục hồi ở mô hình này là 2,2 ha với các loài cây trồng chủ yếu là đước và đưng. Kết quả sau 20 tháng trồng tỷ lệ sống của cây đước đạt từ 80- 90%, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 3,66 cm/tháng, chiều cao cây đạt từ 91,47- 110 cm. Đường kính thân cây trung bình đạt 1,84 cm (Hình 1).

 

 Hình 1. Phục hồi rừng ngập mặn trong đìa nuôi tôm bị bỏ hoang ở xã Cam Hải Đông sau 20 tháng trồng.

Hình 1. Phục hồi rừng ngập mặn trong đìa nuôi tôm bị bỏ hoang ở xã Cam Hải Đông sau 20 tháng trồng.

         2/ Mô hình trồng phục hồi rừng ngập mặn tại bãi triều trong đầm (xã Cam Thành Bắc) với sự phối hợp thực hiện và quản lý của doanh nghiệp (nhà máy đường Khánh Hòa) tổng diện tích 1,5 ha. Sau 20 tháng trồng, cây đước đạt tỷ lệ sống 88%, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 5,25cm/tháng, chiều cao trung bình đạt 121,44 cm. Đường kính thân trung bình của các cây đước đạt 2,59 cm. Các cây mắm trắng được ương giống từ Viện Hải dương học (10 tháng tuổi) và đem trồng phục hồi ở bãi triều, sau 7 tháng đạt tỷ lệ sống 96%, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 4,70 cm/tháng, chiều cao cây đạt trung bình 77,69 cm. Đường kính thân trung bình của các cây mắm trắng đạt 0,95 cm (Hình 2).

Hình 2. Rừng ngập mặn phục hồi ở bãi triều Nhà mày Đường  sau 20 tháng. 

Hình 2. Rừng ngập mặn phục hồi ở bãi triều Nhà mày Đường sau 20 tháng.

          Ngày 15/10/2014 đề tài đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu đánh giá loại KHÁ.

You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Người đăng: Nguyễn Xuân Hòa
Ngày đăng: 12/11/2014
Số lượt người xem: 4407

Quay Về
Lỗi Có lỗi xảy ra.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm