25 Tháng Tư 2024  
..:: Trang chủ ::..   Đăng nhập
 Chi tiết
Đoàn cán bộ khoa học biển Australia thăm và làm việc tại Viện Hải dương học

   Viện Hải dương học đã và đang khẳng định vị thế của một trong những đơn vị nghiên cứu biển hàng đầu của Việt Nam, nhận được sự quan tâm hợp tác của nhiều đối tác quốc tế. 
 
 
 
 

   Trong khuôn khổ Sáng kiến Tài nguyên Biển của Australia, ngày 13/5, đoàn cán bộ khoa học biển Australia đã đến thăm và làm việc tại Viện Hải dương học nhằm thảo luận cơ hội hợp tác với Viện Hải dương học. Thành phần đoàn Australia gồm bà Chantelle Woodford, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Australia tại Việt Nam; bà Emily Edwards, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác khu vực và Chương trình hàng hải, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia và các đại diện từ Cơ quan Khoa học Địa chất Australia, Viện Khoa học biển Australia (AIMS) và Đại học Sydney.
 
Đoàn cán bộ khoa học biển Australia do bà Chantelle Woodford, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Australia tại Việt Nam làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Viện Hải dương học vào ngày 13/5/2022
   GS. TS. Đoàn Như Hải, Chủ tịch Hội đồng Khoa học đã thay mặt lãnh đạo Viện cùng các nhà khoa học của Viện Hải dương học đón tiếp và làm việc với đoàn.
 
GS. TS. Đoàn Như Hải, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, giới thiệu về Viện Hải dương học
   Hai bên đã lắng nghe thông tin về các lĩnh vực nghiên cứu khoa học thế mạnh đang được ưu tiên tại mỗi cơ quan. GS. Đoàn Như Hải đã trình bày một số kết quả nghiên cứu nổi bật của Viện Hải dương học trong những năm gần đây về các lĩnh vực hải dương học ứng dụng, biến đổi khí hậu, vi tảo độc hại, độc tố biển và an toàn thực phẩm biển, bảo tồn và phục hồi nguồn lợi và các hệ sinh thái biển, cơ sở dữ liệu biển Việt Nam VODC…
 
Hình ảnh buổi làm việc
   Về phía Australia, TS. David Souter, Giám đốc điều hành Viện Khoa học Biển Australia (AIMS) đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu mới nhất của AIMS về giám sát và quản lý rạn san hô bằng các thiết bị và công nghệ hiện đại và bộ cơ sở dữ liệu mở (Reef Cloud) về rạn san hô. Đây là một lĩnh vực đang được Việt Nam nói chung và Viện Hải dương học nói riêng rất quan tâm và đã có những nỗ lực và đóng góp to lớn để phát triển hệ thống các khu bảo tồn biển, phục hồi rạn san hô, hệ sinh thái biển quan trọng và đang bị suy thoái nghiêm trọng tại Việt Nam.
   Ông Mark Alcock, Vụ trưởng, Vụ Biên giới và Quy định địa chất, Cơ quan Khoa học Địa chất Australia cũng giới thiệu một số nghiên cứu về vẽ bản đồ các hệ sinh thái và sinh vật đáy vùng biển quần đảo Trường Sa sử dụng công nghệ viễn thám và đề xuất hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi, chia sẻ thông tin, quy hoạch quản lý môi trường biển và nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rạn san hô.
   Tại buổi làm việc, Viện Hải dương học bày tỏ mong muốn được hợp tác với các đối tác Australia trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như vẽ bản đồ các hệ sinh thái biển quan trọng, giám sát, phục hồi và bảo tồn  rạn san hô, và đào tạo nâng cao năng lực cho các nhà khoa học Việt Nam với các công nghệ và kỹ thuật hiện đại.
   Buổi làm việc kết thúc với sự hứa hẹn, tin tưởng về cơ hội hợp tác rộng mở giữa Australia và Việt Nam trong thời gian tới.
You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Người đăng: Ngô Mạnh Tiến
Ngày đăng: 24/05/2022
Số lượt người xem: 1681

Quay Về
Lỗi Có lỗi xảy ra.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm