20 Tháng Tư 2024  
..:: Trang chủ ::..   Đăng nhập
 Chi tiết
Hoạt động: "Triển khai các mô hình phục hồi ,quản lý rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở khu vực đầm Thủy Triều"

MÔ HÌNH PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN PHỐI HỢP VỚI DOANH NGHIỆP TIẾP TỤC ĐƯỢC MỞ RỘNG TẠI ĐẦM THỦY TRIỀU, XÃ CAM THÀNH BẮC, HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HÒA

   Ngày 11/9/2913, Viện Hải dương học đã phối hợp với nhà máy đường Khánh Hòa chuyển gần 3000 cây giống 1 năm tuổi, thuộc 2 loài mắm trắng (Avicennia alba) và mắm biển (A. marina) được ương và chăm sóc tại Viện Hải dương học ra trồng bổ sung tại khu vực bãi triều, đầm Thủy Triều thuộc xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, nâng tổng diện tích rừng ngập mặn được trồng mới tại khu vực này lên 1,2 ha. Đây là một trong những hoạt động của đề tài “Triển khai các mô hình phục hồi, quản lý rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở khu vực đầm Thủy Triều ’’ do Viện Hải dương học chủ trì.
 

   Đề tài “Triển khai các mô hình phục hồi ,quản lý rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở khu vực đầm Thủy Triều ’’ được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa giao cho Viện Hải dương học thực hiện có tổng kinh phí 674,375 triệu đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách là 534,375 triệu đồng , thời gian thực hiện từ tháng 7/2012 đến tháng 7/2014. Mục tiêu của đề tài là “Phục hồi thành công rừng ngập mặn, quản lý có hiệu quả rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở khu vực đầm Thủy Triều, phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch có sự tham gia của doanh nghiệp, chính quyền và cộng đồng địa phương”, với 5 nội dung chính gồm: (1) Điều tra khảo sát bổ sung hiện trạng rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hiện trạng quản lý và sử dụng đầm; (2) Triển khai 2 mô hình phục hồi rừng ngập mặn với sự tham gia của các doanh nghiệp, cộng đồng và chính quyền địa phương; (3) Xây dựng quy chế quản lý rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở khu vực đầm; (4) Triển khai hoạt động quản lý rừng ngập mặn và thảm cỏ biển; (5) Đề xuất giải pháp mở rộng việc phục hồi và quản lý rừng ngập mặn, thảm cỏ biển tại tỉnh Khánh Hòa.

   Đến nay đề tài đã đạt được một số kết quả cụ thể: (1) Trồng mới gần 3,5ha rừng ngập mặn với tỷ lệ sống từ 60-80%, trong đó có 1,2 ha thuộc xã Cam Hòa, 1 ha thuộc xã Cam Hải Đông và 1,2ha thuộc xã Cam Thành Bắc với sự tham gia của 5 hộ dân và nhà máy đường Khánh Hòa; (2) Lựa chọn khu vực đề xuất bảo tồn và quản lý 1ha rừng ngập mặn tự nhiên và 30ha thảm cỏ biển vùng ven bờ thuộc xóm 4, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông; (3) Tổ chức hội thảo góp ý “Dự thảo quy chế quản lý rừng ngập mặn và thảm cỏ biển trong đầm Thủy Triều”; (4) Triển khai các hoạt động truyền thông tại 6 xã/phường ven đầm, trong đó tổ chức 2 đội tình nguyện địa phương tham gia giám sát thảm cỏ biển trong đầm. Đặc biệt, năm 2012, đề tài đã trồng thử nghiệm tại khu vực xã Cam Hải Đông 23 cây cóc đỏ giống (Lumnitzera littorea) – sản phẩm của đề tài cấp cơ sở năm 2010 của Viện Hải dương học. Đây là loài cây quý hiếm nằm trong sách Đỏ của Việt Nam và thế giới. Sau 1 năm cây cóc đỏ phát triển tốt, đạt tỷ lệ sống 78%.

   Trong thời gian tới, Viện Hải dương học tiếp tục triển khai những hoạt động của đề tài theo đúng nội dung và tiến độ đã đề ra.

You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Người đăng: Ngô Mạnh Tiến
Ngày đăng: 13/09/2013
Số lượt người xem: 6450

Quay Về
Lỗi Có lỗi xảy ra.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm