29 Tháng Ba 2024  
..:: Trang chủ ::..   Đăng nhập
 Chi tiết
Tổng kết hội nghị Khoa học Quốc gia "Biển Đông – 2007”

I. GIỚI THIỆU CHUNG :
    Hội nghị khoa học Quốc gia “Biển Đông – 2007” được tổ chức tại Viện Hải dương học, Nha Trang từ ngày 12-13/9/2007 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 85 năm ngày thành lập Viện.
    Ban tổ chức hội thảo đã nhận được tất cả 117 bài tóm tắt các báo cáo khoa học, trong đó có 87 cá nhân đăng ký trình bày các báo cáo trong hội trường (oral presentation ) và 30 báo cáo trình bày dưới dạng báo cáo treo (poster presentations).
    Các báo cáo khoa học được trình bày ở 6 tiểu ban tại 4 hội trường của Viện Hải Dương Học .
 Tổng số các báo cáo được trình bày tại hội thảo là 61 báo cáo  , 22 báo cáo được trình bày ở dạng poster .

 Số cán bộ trong nước tham gia hội thảo   91 người    trong đó cán bộ khoa học 62 người   cán bộ qủan lý 29 người . Người nước ngòai tham gia hội thảo là 26 người trong đó có : Đức, Nga, Nhật, Mỹ, Đan Mạch, Trung Quốc, Tiệp Khắc, tổ chức quốc tế UNEF, UNDP … 

II. NỘI DUNG CỦA CÁC BÁO CÁO KHOA HỌC

 
1. Báo cáo chung
     Có 6 báo cáo chung đã được trình bày sau phần khai mạc Hội nghị. Các báo cáo này  đều nhấn mạnh vai trò của sự hợp tác khoa học biển giữa Việt Nam với các nước phát triển khác thế giới  triển vọng về hợp tác nghiên cứu Biển Đông và  những thành tựu về các nghiên cứu hải dương trong vùng biển Đông trong 10 năm trở lại đây . .
+ Báo cáo của Viện HDH , ĐHTH Hamburg , TT Sinh thái biển nhiệt đới Bremen  : tập trung phản ánh về các kết quả trong chương trình hợp tác khoa học giữa Việt Nam và CHLB Đức về tương tác khí quyển-đại dương – lục địa trong vùng biển Việt Nam và Biển Đông ( 2003 -2006 ) . Các tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và các chiến lược lâu dài của sự hợp tác này.
+ Báo cáo của Viện HDH Viễn Đông – CHLB Nga  đã trình bày tương đối cụ thể hơn về các kết qủa  nghiên cứu hải dương ở tỉ lệ lớn trong vùng  biển Đông .
+ Tham luận của Viện QHKT Thủy sản đã tổng kết, đánh giá tình hình phát triển thủy sản trong những năm gần đây ở Việt Nam cũng như trong khu vực. Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò, mối quan hệ giữa nghề cá và các ngành khoa học, vấn đề hợp tác nghiên cứu để phát triển bền vững của nghề cá ven bờ , ….
 
2.  Các báo cáo của tiểu ban :  các chính sách và chiến lược phát triển khoa học trong vùng Biển Đông :
   Có 04 báo cáo được trình bày tập trung vào các hướng phát triển và các chiến lược hành động ứng phó với tình hình ô nhiễm môi trường, sự gia tăng  các tai biến môi trường trong vùng biển Đông . Sự cần thiết , khả năng hợp tác và kinh nghiệm trong việc chuẩn bị , thiết kế , triển khai các dự án hợp tác về môi trường và nguồn lợi trong khu vực và trên phạm vi Biển Đông . mội số vấn đề về chiến lược trung hạn của tổ chức IOC-UNESCO và của IOC Việt Nam về vùng biển Nam  Trung Hoa . Các báo cáo của đại diện UNEF trình bày tầm vĩ mô – vi mô của các tổ chức quốc tế, quốc gia đến chiến lược toàn cầu về bảo vệ môi trường và các sinh cảnh đặc trưng vùng ven biển . Những đe dọa tiềm tàng các sinh cảnh này. Những đề xuất về - Bảo tồn đa dạng sinh học , nhấn mạnh yếu tố tư liệu chứng minh tầm quan trọng của đa dạng sinh học làm cơ sở cho sự phát triển bền vững . Báo cáo của đại diện IOC/ HAB WESTPAC ( Nhật )  đặt ra nhiều câu hỏi nhằm mục đích làm thế nào ngăn chặn  HABs ( Triều đỏ , sự bùng nổ tảo độc hại ), để cảnh báo và giảm thiểu tác hại của HABs, đồng thời cũng nêu rõ vai trò và sự cần thiết hợp tác hơn nữa trong các nghiên cứu hải dương trong chương trình HABs của IOC / WESTPAC.
3 . Các báo cáo của tiểu ban : quy họach , qủan lý và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển  :
 Có 8 /9 báo cáo được trình bày trong số báo cáo đã đăng ký. Các báo cáo đã trình bày các vấn đề liên quan đến  vấn đề hiện trạng và phát triển nguồn lợi Thủy sinh vật trong vùng nước ven bờ Việt Nam , các vấn đề về qủan lý ,quy họach phát triển bền vững kinh tế biển .
 4. Các báo cáo của tiểu ban :  Sinh hóa và Công nghệ sinh học :
 Có 14 /18 báo cáo  trong số báo cáo đã đăng ký được trình bày trong tiểu ban này. Các báo cáo trình bày  các kết quả nghiên cứu mới nhất về các  chất có họat tính sinh học trong  sinh vật biển. Một vài báo cáo trình bày về việc ứng dụng sinh học phân tử trong việc hỗ trợ công việc định loại sinh vật .
5. Các báo cáo của tiểu ban sinh học và sinh thái biển :
 Có  tổng số 23/25 báo cáo  đăng ký được trình bày về  các vấn đề khác nhau thuộc lĩnh vực sinh học, sinh thái học, đa dạng sinh học ,  nuôi biển và môi trường . Có nhiều nhà khoa học nước ngoài (Đức, Nga, Nhật) đã tham dự báo cáo .
5 . Các báo cáo tại tiểu ban vật lý , địa chất biển . 
 
Số báo cáo trình bày là 20/25 báo cáo đăng ký được trình bày  .  Các lĩnh vực được đề cập tại tiểu ban này là các vấn đề :  
            + Tương tác biển – khí quyển.
            + Tương tác biển-lục địa.
            + Các quá trình thủy-thạch-động lực vùng khơi và ven bờ.
            + Các đặc điểm thủy văn biển.
            + Mô hình hóa các qúa trình động lực học .
+ Xói lở-Bồi tụ và biến đổi đường bờ; tác động của các công trình bảo vệ bờ.
            + Đặc trưng và phân bố trầm tích
            + Cơ sở dữ liệu Hải Dương học.
  
6 . Các báo cáo treo tường :
Các báo cáo treo tường đã được thực hiện với màu sắc đẹp, trình bày rõ ràng. Số lượng poster được thực hiện là 22 .
  
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Các  nhà khoa học trong và ngòai nước  đã đánh giá cao Hội nghị, đã khen ngợi một số nhà Khoa học Việt Nam đã có cách thể hiện tốt cách trình bày, giao tiếp khoa học .
 
     Các vấn đề cần làm tiếp :
       Biên tập để in ấn Proceeding hội thảo .
 
Nhiều nội dung hợp tác đã được đề xuất :
+ Xây dựng chung một bộ bản đồ vùng biển Việt Nam ( các yếu tố Hải Dương Học ) ( Viện HDH Viễn Đông ) .
+ Tổ chức hội thảo quốc tế chung về Hải dương học ( Viện HDH Viễn Đông ) .
+ Hợp tác khảo sát đa dạng sinh học biển Việt Nam ( Viện Sinh học biển Viễn Đông Nga ) .
+ Hợp tác về nghiên cứu họat tính sinh học trong sinh vật biển ( Viện Sinh Hóa Viễn Đông – Nga ) .
+ Hợp tác về nghiên cứu hiện tượng triều đỏ (bùng nổ tảo ) ven bờ Việt Nam ( Georgia institute of Technology ( Mỹ )) .
+ Nghiên cứu qúa trình xói lở ,dịch chuyển cửa sông và các gỉai pháp công trình ( ĐH NIHon – Nhật ) .
+ Nghiên cứu , ứng dụng , triển khai các gỉai pháp công nghệ gỉai quyết vấn đề ô nhiễm dầu vùng ven bờ ( ĐH NIHon – Nhật ) .
 
PHỤ LỤC I
 
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN THAM DỰ HỘI NGHỊ BIỂN ĐÔNG 2007
12-14/9/2007
 
I/ Các cơ quan trong nước
  1. Bộ Khoa học và Công nghệ
  2. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
  3. Ban Biên giới Bộ Ngoại giao
  4. Vụ Điều ước và Luật pháp Quốc tế, bộ Ngoại giao
  5. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  6. Trung tâm Thông tin Tư liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  7. Chương trình Biển Cấp Nhà Nước KC 09 / 06-10 .
  8. Nhà Xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  9. Viện Vật lý Địa cầu
  10. Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên
  11. Viện địa chất và địa vật lý biển
  12. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
  13. Viện Công nghệ Sinh học
  14. Viện Tài nguyên và Môi trường Biển
  15. Viện Pasteur Nha Trang
  16. Viện Vacxin
  17. Học viện Hải quân
  18. Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, chi nhánh ven biển tại Nha Trang
  19. Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang
  20. Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa
  21. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3
  22. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2
  23. Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng
  24. Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận
  25. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận
  26. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định
  27. Sở Thủy sản Bình Định
  28. Sở Thủy sản Phú Yên
  29. Trung tâm giống và Kinh tế Thủy sản Phú Yên
  30. UNDP Hà Nội
  31. ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội
  32. ĐH Khoa học Tự nhiên tp Hồ Chí Minh
II/ Các cơ quan và tổ chức quốc tế
  1. Dự án UNEP Phú Quốc
  2. ĐH Nihon, Nhật Bản
  3. Trung tâm Khoa học Môi trường T ự nhiên châu Á, ĐH Tokyo, Nhật Bản
  4. Viện Sinh học biển, phân viện Viễn Đông, viện Hàn lâm KH Nga
  5. Viện Hải dương học Thái bình dươngmang tên VS Ilychov, phân viện Viễn Đông, viện Hàn lâm KH Nga
  6. Viện Hóa sinh hữu cơ Thái bình dương, phân viện Viễn Đông, viện Hàn lâm KH Nga
  7. GEF/UNDP, Bangkok, Thailand
  8. Trung tâm Sinh thái Biển Nhiệt đới, Bremen, Đức
  9. Viện Nghiên cứu biển Baltic Warnemuende, ĐH Rostock, Đức
  10. Viện Hải dương học, ĐH Hamburg, Đức
  11. Viện Sinh địa hóa và hóa học biển, ĐH Hamburg, Đức
  12. Viện HDH Biển Nam Trung hoa (South China Sea Inst. of Oceanology), Quảng Châu, Trung Quốc
  13. Học viện Công nghệ Georgia, Atlanta, USA
  14. Trạm quan trắc trái đất Lamont-Doherty, ĐH Columbia, USA
  15. ĐH Copenhagen, Đan Mạch
You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Người đăng: Administrator Account
Ngày đăng: 27/04/2008
Số lượt người xem: 8985

Quay Về
Lỗi Có lỗi xảy ra.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm