29 Tháng Ba 2024  
..:: Trang chủ ::..   Đăng nhập
 Chi tiết
ĐỀ ÁN GAMBAS (Do Ủy Ban Châu Âu tài trợ, Hợp đồng số: 99/362 – 6200)

ĐỀ ÁN GAMBAS

(Do Ủy Ban Châu Âu tài trợ, Hợp đồng số: 99/362 – 6200)
 Giới thiệu
Mặc dù giữ vị trí chủ đạo trong nghề nuôi tôm với 80% sản lượng tôm nuôi của thế giới (600.000 tấn năm 1999), Châu á đă chịu những tổn thất nặng nề trong những năm 90. Nguyên nhân chính gây nên sự giảm đáng kể sản lượng tôm là do chất lượng nước nuôi suy giảm và nhiều loại bệnh xuất hiện. Sự phát triển quá mức và không được qui hoạch của các trại nuôi cũng như việc quản lý ao nuôi kém đă làm trầm trọng thêm chiều hướng này. Nghề nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường vì vậy nó không thể thành công ở những địa điểm nuôi không phù hợp hoặc bị suy thoái.
Hiện trạng tác động của nghề nuôi tôm nhiệt đới đối với môi trường
Các nghiên cứu sinh thái
Nghiên cứu trước đây được thực hiện với sự tài trợ của EU (STD3/DG12) từ năm 1994 đến 1997 cho thấy rằng tác động của nuôi trồng có thể được tóm tắt bằng sự gia tăng hàm lượng của chất lơ lửng, chất hữu cơ và vi khuẩn khử sun-phát.Chất hữu cơ hoặc đến từ các ao nuôi hoặc có nguồn gốc từ đất do việc phá rừng để xây dựng ao. Việc đánh giá khả năng sản xuất của các khu vực nuôi (như khu vực Thái Bình Dương, Indonesia và Việt Nam) dựa trên việc so sánh các số liệu năng suất - tấn/ha - và các dữ liệu môi trường.
Các nghiên cứu kinh tế xă hội học
Các nghiên cứu kinh tế xă hội học cùng với số liệu thống kê từ các nguồn khác nhau cho ta một cái nhÌ?n toàn cảnh về các nhóm trại nuôi tôm. Mật độ giống được thả là một trong những tiêu chí của các hệ thống kỹ thuật. Có 4 hệ thống kỹ thuật được xác định và so sánh ở Indonesia và Việt Nam: quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Kết quả tương đối thấp của kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến có thể được gỉai thích là khuynh hướng gia tăng mật độ giống trong những ao nuôi được thiết kế và quản lư theo kiểu quảng canh truyền thống (mật độ thấp). Điều này làm gia tăng nguy cơ như tỷ lệ chết cao. Đối với những ao nuôi theo kiểu quảng canh cải tiến được quản lư tốt, cần được khảo sát để có thể so sánh với các hệ thống kỹ thuật khác.
Một nguyên nhân khác kết hợp với sự bất lợi của môi trường là việc tiếp cận kỹ thuật, kích thước ao nuôi liên quan đến khả năng quản lư của người nuôi tôm, việc thay nước cũng như chất lượng tôm giống giải thích cho kết quả tương đối thấp ở đồng bằng sông Cửu Long.
Những vấn đề được quan tâm của đề án GAMBAS
Mặc dù nghề nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long có những ảnh hưởng tích cực như tạo việc làm, tăng thu nhập ngoại tệ, hiện nay đang đối mặt với những vấn đề và bản thân nghề nuôi tôm cũng không bền vững:
-      Phá rừng ngập mặn (ví dụ: diện tích rừng ngập mặn năm 1960 là hơn 200.000 ha, 50% bí phá hủy trong chiến tranh, hơn 40.000 ha bi phá để nuôI thủy sản, hiện nay chỉ còn lại khoảng 60,000 ha.
-      Nhiễm mặn đến vùng đất thượng nguồn, bao gồm cả ruộng lúa
-      Xói lở bờ biển: ở Bạc liệu và Cà Mau chẳng hạn có 340 km bờ biển cần phải được bảo vệ.
-      Mâu thuẫn giữa các ngành nghề khác nhau (nông nghiệp/ muối/ lâm nghiệp/ thủy sản...) và các vấn đề xă hội khi nghề nuôI tôm bị thất bại (ví dụ: hiện tại có khoảng 8.000 hộ không có việc làm ở đồng bằng sông Cửu Long).
 
Các nghề nghiệp truyền thống khác cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nghề nuôi thủy sản: chất lượng nước bị suy giảm do thuốc trừ sâu, khai thác quá mức con giống.
Chính phủ ngày càng nhận thức được sụ cần thiết phải bảo vệ các hệ sinh thái nhạy cảm trong khi vẫn phải duy trÌ? nghề nuôi tôm bền vững để bảo đảm thu nhập cho người dân địa phương, tránh việc di dân ở nông thôn.
Mục đích của đề án là khuyến khích việc nuôi thủy sản bền vững bằng cách đánh giá hiệu quả sản xuất của các kỹ thuật nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến đang được áp dụng rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên 3 thông số chủ yếu: a/ Các đặc trưng của hê sinh thái của khu vực nuôi, b/Kỹ thuật nuôi, c/ kinh tế xă hội học.
Mục tiêu
Mục tiêu chung
Đề án nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long trong khi phải tránh làm suy thoái hệ sinh thái và sự suy giảm sản lượng. Đề án cũng nhằm tạo được ảnh hưởng thực tiễn đối với các cộng đồng nuôi tôm thông qua các cấp quản lư thủy sản địa phương.
Mục tiêu chi tiết
Đề án được chia làm 5 mục tiêu chi tiết:
1.      Xác định một mẫu có ý nghĩa về mối quan hệ giữa sản lượng tôm và các chỉ thị sinh thái.
2.      Phân tích các kỹ thuật nuôi và kinh tế - xă hội của địa điểm nghiên cứu.
3.      Tiến hành vẽ bản đồ thực vật rừng ngập mặn, các loại thổ nhưỡng và sử dụng đất và đánh giá chúng theo mức độ đơn vị hệ sinh thái.
4.      Tăng cường kiến thức của các nhà khoa học và các cán bộ quản lư thủy sản địa phương thông qua các hội thảo và các lớp tập huấn.
5.      Cung cấp cho phía Việt Nam các thiết bị và phương pháp để có thể triển khai kết quả đề án và mở rộng ra toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long.
Các Nội dung và đơn vị thực hiện

Nội dung
Cơ quan thực hiện
Nội dung 1:Xác định các chỉ thị để chẩn đoán chất lượng mội trường và đánh giá tiềm năng nuôi trồng thủy sản
Viện Hải Dương Học + IFREMER/Crema + IRD
Nội dung 2: Kỹ thuật nuôi và kinh tế xã hội học nghề nuôi tôm
Cedem/Brest + Viện HDH + NACA +RIA 2 + IFEP
Nội dung 3: Vẽ bản đồ hệ sinh thái và sử dụng đất và cơ sở dữ liệu
Viện HDH + ĐH Toulouse + Ifremer/Brest
Nội dung 4: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, phân tích thống kê, xây dựng các qui phạm phương pháp, chuyển giao kết quả
Viện HDH + Ifremer/Brest
Điều phối, chương trÌ?nh tập huấn, hội thảo, hội nghi chuyên đề
Ifremer

 Tổ chức
-        Thời gian thực hiện đề án từ tháng 5/2000 đến tháng 12/2003.
-        2 khu vực nghiên cứu là các tỉnh Trà Vinh và Cà Mau với 15 trạm cho mỗi khu vực nghiên cứu. (Trà Vinh: 20 trạm, Cà Mau: 17 trạm)
-        Tại mỗi trạm, các dữ liệu về nước, đất, thực vật, kinh tế xă hội và kỹ thuật nuôi được thu thập 4 lần trong 2 năm.
-        Các phân tích thống kê sẽ được thực hiện trên cơ sở dữ liệu.
 Kết quả và sản phẩm của đề án
Sản phẩm có thể chuyển giao bao gồm: một cơ sở dữ liệu, phương pháp giám sát môi trường, các khuyến nghị về qui hoạch và quản lư nuôi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Người đăng: Administrator Account
Ngày đăng: 06/11/2007
Số lượt người xem: 6373

Quay Về
Lỗi Có lỗi xảy ra.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm