27 Tháng Tư 2024  
..:: Trang chủ » Tin tức ::..   Đăng nhập
 Chi tiết
Triển khai các đợt khảo sát Quốc tế trên Biển Đông và Thềm lục địa Việt Nam.

6 tháng đầu năm 2005 .

I. Các đề tài nhiệm vụ nghị định thư: 

Trong khuôn khổ đề tài nhiệm vụ nghị định thư của chương trình hợp tác  nghiên cứu Biển giữa Việt Nam và Đức 2003 -2006 .  Viện Hải Dương Học đã tổ chức được 09 đợt khảo sát trên vùng biển thềm lục địa Nam Việt Nam  ( VG II, VG III, VG IV , VG V, VG VI , VG VII, VG VIII, VG IX, VG X ) . Trong năm 2005 đã tiến hành 03 đợt khảo sát  .  Bao gồm các nội dung sau :

1. Đề tài nhiệm vụ Nghị định thư  “Nghiên cứu hiện tượng nước trồi và các qúa trình có liên quan trên thềm lục địa Nam Việt Nam" .

phía Việt Nam : Viện Hải Dương Học Nha Trang.

Phía CHLB Đức: Viện Hải Dương Học , Đại học Tổng Hợp Ham Burg , Viện Nghiên cứu biển Ban Tích ( Warnemunder - Rostock )

Đề tài đã tiến hành  đợt khaỏ sát Vật lý – Sinh học :

- VG VIII  từ 17/02 đến 12/03/2005.

Đợt khảo sát này tập trung vào các  tháng điển hình của muà gió Đông Bắc.

Nội dung: 

+  Tại 12 mặt cắt và khỏang 90 trạm đo ,  các thông số : Khí tượng , thuỷ văn , động lực học , một số chỉ tiêu sinh thái , môi trường được đo đạc trực tiếp bằng các thiết bị hiện đại . Các mẫu nước  được lấy tại các tầng để phân tích các chỉ tiêu về sinh học , sinh thái . Các trạm xa bơ nhất xấp xỉ 100 hải lý , độ sâu đo đạc 1500 m . Cung cấp số liệu đầu vào cho mô hình  tính .

+ Xử lý số liệu , phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm .

+ Phân tích ảnh viễn thám để xác định thời gian xuất hiện ,  cường độ , sự phân bố , biến động  không gian của hiện tượng nước trồi . Cung cấp số liệu đầu vào cho mô hình  tính .

+  Tính toán thử nghiệm  hệ dòng chảy ở các kích thước khác nhau ,  mô phỏng hiện tượng nước trồi bằng mô hình thuỷ động lực .

2. Đề tài :  Nghiên cứu các dòng sinh địa hóa ở vùng biển Việt Nam : phản ứng trước các hiện tượng ENSO và nóng lên trong kỷ Holocene .

Chủ trì : Phía Việt Nam  : Viện Hải Dương Học Nha Trang.

              Phía CHLB Đức : Viện Sinh địa hóa và Hóa học biển , Trường ĐHTH Hamburg .

Nội Dung:

  • Thu thập tòan bộ chuỗi số liệu theo chuỗi thời gian có độ chính xác cao thông lượng vật chất trong các điều kiện Elnino , Lanina , không ENSO  bằng bẫy trầm tích.
  • Định lượng Biogenic  export production , thành phần tổ hợp động , thực vật phù du.
  • Xác định nguồn  và sự đóng góp của các hạt vận chuyển ngang thềm lục địa ra vùng nươÌ?c trồi .
  • Xác định mối liên kết giữa cừơng độ gió muà , lưu lượng nước sông đổ ra , cấu trúc hệ sinh thái và các dòng sinh địa hóa .
  • Mô hình về qúa trình lắng đọng trầm tích và xu thế trong tương lai .

- VG X từ   06/05 -10/05 /2005

Khu vực thả bẫy trầm tích  tại 3 vị trí trong và ngòai vùng có hoạt động của hiện tượng  nứớc trồi độ sâu thả bẫy 1200-3000m , độ sâu tầng  thu mẫu :  600 – 3000 m 

3.  Đề tài : Tiến hóa đới ven biển , dao động mực nước biển và qúa trình tích tụ vật liệu lục nguyên ( phù sa ) trong Holocen ở thềm lục địa vùng biển giữa châu thổ sông MeKong và Nha Trang – Đông nam Việt Nam .

Chủ trì : 

  Phía Việt Nam : Viện Địa chất- Địa vật lý biển Hà Nội .

  Phía CHLB Đức : Viện Địa chất – ĐHTH Kiel.

Đề tài đã tiến hành  đợt khảo sát Địa chất – Địa vật lý .

- VG IX từ  17/04 đến  30/04 /2005.

Lấy mẵu trầm tích , đo địa vật lý .

 Khu vực khảo sát và nghiên cứu : Bình Thuận – Vũng Tàu và Khánh Hòa . 

Về  nội dung và kế hoạch khảo sát thực địa của các đề tài đã cơ bản hoàn thành . Các đề tài đã tiến hành  hội thảo sau mõi đợt khảo sát để đánh gía sơ bộ kết qủa , hiện đang khẩn trương tiến hành phân tích mẫu , xử lý số liệu , tính toán trao đổi thông tin giữa các nhóm chuyên môn để chuẩn bị hội thảo đánh gía sơ bộ kết quả và tổng kết pha I  , chuẩn bị nội dung và thống nhất đề cương nghiên cứu  cho kế hoạch pha II  2007-2010.

II. Khaỏ sát định kỳ biển Đông .

Trên cơ sở các thoả thuận cấp cao giưã  chủ tịch Lê Đức Anh và Tổng Thống Phiđen Ramos về hợp tác nghiên cứu song phương khoa học trên Biển Đông  năm 1995 .

Được sự đồng ý của Bộ Ngoại Giao , Bộ Khoa Học & Công Nghệ , theo  sự phân công của Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam Viện Hải Dương Học Nha Trang  chủ trì thực hiện dự án khảo sát hỗn hợp nghiên cứu biển  giữa Việt Nam – Philippines   trên Biển Đông JOMSRE III – SCS . Đây là chuyến khảo sát tiếp tục triển khai  các đợt điều tra JOMSRE I – SCS (1996) , JOMSRE II – SCS  (2000)  theo chương trình đã được hai bên phối hợp , thống nhất  tiến hành trên Biển Đông .

Thành  phần đòan khảo sát :
Phía Việt Nam : 

11 người từ các đơn vị : Viện Hải Dương Học ( Viện KH & CN VN ), Liên đoàn địa chất địa vật lý biển ( Bộ TN & MT ).

Phía Philippines :

19 người từ các cơ quan :   Trung tâm nghiên cứu , qủan lý môi trường mang tên Hoàng Đế Angelo - ĐHTH Silliman ,  Viện Nghiên cứu Biển - ĐHTH Philippines , ĐHTH bang Palawan , ĐHTH Philippines tại Visayas ,
Thời gian tiến hành khảo sát: 12/04 -26/04/2005

Khu vực  khảo sát : Vùng biển phiá tây Philippines, rạn đá ngầm Đinh Ba ,  cụm đảo Song Tử , vùng biển  miền Trung Việt Nam. 

Phương tiện khảo sát : Tàu Nghiên cứu Biển :  RV Presbiterio (Philippines ).
Các nôị dung khảo sát ,nghiên cứu:  

Vật lý , Hóa Học biển ,  Địa chất biển , Sinh Vật Phù du  ,  Đa dạng sinh học ( San hô và cá rạn san hô, Rong và cỏ biển , Sinh vật đáy thân mềm cỡ lớn ) 

Số trạm  khảo sát mặt rộng :  22 trạm

Trên các trạm mặt rộng đo đạc các yếu tố :

+ Khí tượng ,  Thuỷ văn , đo đạc dòng chaỷ , lấy mẫu phân tích thuỷ hóa , dinh dưỡng , Chlorophyll ,Oxy hòa tan , lấy mâũ sinh vật phù du , trứng cá , cá bột .

Tiến hành  các mặt cắt  khảo sát  Đa dạng sinh học: 

 Ở  rạn ngầm đá Đinh Ba và  cụm đảo Song Tử

 Nghiên cứu cổ khí hậu và môi trường biển . qua lõi san hô  

+  Hội thảo sau khảo sát:

Ngày 26/04/2005 đã tiến hành hội thảo sau khảo sát tại Viện Hải dương học Nha Trang.

NHẬN XÉT CHUNG

+ Đây là chuyến khảo sát thu được các kết qủa tương đối toàn diện, đầy đủ  nhất so vơí các chuyến khảo sát trước đây ( JOMSRE I ,  JOMSRE II ) . Đoàn khảo sát đã triển khai các nội dung đo đạc chủ yếu  trên vùng nước sát với đảo  Song tử đông (  Parolla) của Philippines  và một phần phía đảo Song tử tây của Việt Nam  . Nhiều vấn đề về mặt khoa học  và thực tiễn về quản lý tài nguyên cần được quan tâm và tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

+ Chuyến khảo sát một lần nưã  đã thể hiện  sinh động tinh thần hợp tác , bình đẳng , hữu nghị  của hai đoàn khoa học vì mục tiêu chung của đợt khảo sát.

+ Qua đợt khảo sát này chúng ta đã thu được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tiến hành các đợt khảo sát hỗn hợp quốc tế trên các vùng biển nhạy cảm.

Khoa học trưởng

TS. Bùi Hồng Long

You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Người đăng: Administrator Account
Ngày đăng: 31/10/2007
Số lượt người xem: 5886

Quay Về
Lỗi Có lỗi xảy ra.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm