19 Tháng Ba 2024  
..:: Trang chủ » Giới thiệu Viện ::..   Đăng nhập
 Trang chủ Đóng
    
 Số lượt truy cập Đóng
    
 Người Online Đóng
Thành Viên Online Thành Viên Online:
Khách Khách: 454
Thành Viên Thành Viên: 0
Tổng Số Tổng Cộng: 454

Đang Online Đang Online:
    
 Giới thiệu Viện Đóng
1. Quyết định thành lập
Số Quyết định: Viện Hải dương học được thành lập theo quyết định số 23/KHCNQG-QĐ ngày 19/6/1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Viện Hải dương học
Người ký: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệu
 
2. Địa chỉ liên hệ
Địa chỉ cơ quan: Số 01 Cầu Đá, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: (+84-258) 3590.036 - 3590.032
Fax: (+84-258) 3590.034
 
3. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng: Viện Hải dương học có chức năng nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực hải dương học và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ:
a) Nghiên cứu cơ bản về các quá trình, quy luật hải dương học và sinh thái học, các hiện tượng đặc biệt của biển và đại dương, tương tác thủy quyển – khí quyển – thạch quyển và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu trên Biển Đông;
b) Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, đặc điểm sinh học – sinh thái – sinh hóa thủy sinh vật, nguồn lợi sinh vật – phi sinh vật và môi trường biển Việt Nam;
c) Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học cơ bản vào thực tiễn quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên, nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và chủ quyền quốc gia trên biển, dự báo các quá trình hải dương, khảo sát phục vụ thiết kế công trình biển và ven bờ;
d) Nghiên cứu và thực hiện các dịch vụ đánh giá tác động môi trường và giám sát quan trắc môi trường;
e) Hợp tác, liên danh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
f) Nghiên cứu độc tố, độc chất trong sinh vật và môi trường biển; thực hiện các dịch vụ kiểm nghiệm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
g) Xây dựng bộ mẫu sinh vật và phi sinh vật, trao đổi mẫu vật trong và ngoài nước, chuyển giao kỹ thuật bảo tàng biển;
h) Triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực hải dương học và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan;
i) Dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hải dương học và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan;
j) Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực hải dương học và các lĩnh vực khác có liên quan;
k) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải dương học và các lĩnh vực khác có liên quan.
 
4. Ban lãnh đạo
Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Đào Việt Hà
Phó Viện trưởng: TS. NCVC. Hồ Văn Thệ
Phó Viện trưởng: TS. NCVC. Hoàng Xuân Bền
 
5. Hội đồng khoa học
Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. NCVCC. Đoàn Như Hải
Phó chủ tịch Hội đồng: TS. NCVC. Hoàng Xuân Bền
Thư ký: TS. NCVC. Nguyễn Xuân Vỵ
Ủy viên: PGS. TS. NCVCC. Đào Việt Hà, PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Văn Long, TS. NCVCC. Lê Đình Mầu, TS. NCVC. Phạm Xuân Kỳ, TS. NCVC. Hồ Văn Thệ, TS. NCVC. Nguyễn Hữu Huân, TS. NCVC. Võ Văn Quang, TS. NCVC. Đỗ Hữu Hoàng.
 
6. Cơ cấu tổ chức
Các phòng chuyên môn:
- Phòng Vật lý biển
- Phòng Thực vật biển
- Phòng Thủy - địa hóa
- Phòng Động vật có Xương sống biển
- Phòng Địa chất và Địa mạo biển
- Phòng Nguồn lợi Thủy sinh
- Phòng Công nghệ Nuôi trồng
- Phòng Sinh vật Phù du
- Phòng Sinh thái biển
- Phòng Hóa sinh biển
- Trung tâm Dữ liệu & GIS – Viễn thám
Bảo tàng Hải dương học:
- Phòng Quản lý, chế tác và trưng bày mẫu vật
- Phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển
- Phòng Truyền thông và Giáo dục môi trường
Các phòng và bộ phận chức năng:
- Phòng Quản lý Tổng hợp
- Phòng Thông tin - Thư viện
- Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường biển
- Trung tâm Tư vấn, Ứng dụng và Chuyển giao khoa học, công nghệ biển
Hiện nay, Viện Hải dương học có cơ sở chính đóng tại Tp. Nha Trang và 01 Trạm Quan trắc Môi trường Biển ở Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh.
 
7. Lực lượng cán bộ
Tổng số: 121
- Số biên chế: 79
- Số hợp đồng: 42
- Giáo sư: 02
- Phó Giáo sư: 02
- Tiến sĩ: 16
- Thạc sĩ: 43
- Kỹ sư/Cử nhân: 41
- Khác: 17
 
8. Các hoạt động thường xuyên của đơn vị
Nghiên cứu cơ bản về hải dương học, tài nguyên và môi trường biển; phát triển nghiên cứu ứng dụng triển khai về bảo tồn đa dạng sinh học, công nghệ nuôi trồng, nguồn lợi động vật và thực vật biển; nghiên cứu độc tố, độc chất trong sinh vật và môi trường biển; nghiên cứu vật lý hải dương, khí tượng - thủy văn và động lực biển.
 
9. Những thành tựu nổi bật trong giai đoạn 5 năm 2016-2020
Nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng triển khai:
Trong 5 năm 2016-2020, Viện đã triển khai 4 đề tài cấp nhà nước, 11 đề tài nghiên cứu cơ bản (Nafosted), 14 đề tài cấp Viện Hàn lâm KH&CN VN, 5 đề tài hợp tác quốc tế cấp Viện Hàn lâm KH&CN VN, 2 dự án hợp tác quốc tế, hàng trăm đề tài, hợp đồng với các địa phương và doanh nghiệp. Các đề tài tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của Viện Hải dương học là nghiên cứu về các quá trình hải dương học, sinh thái học và các hiện tượng đặc biệt của biển; điều tra tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và môi trường biển; nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học cơ bản vào thực tiễn quản lý, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển.
Viện đã công bố 47 bài báo SCI/SCI-E, 22 bài báo quốc tế ISSN, 208 bài báo trên các tạp chí quốc gia, hàng trăm bài báo tại các hội thảo trong và ngoài nước, xuất bản 3 ấn phẩm trong Bộ sách chuyên khảo Biển và Công nghệ Biển, 01 chuyên khảo về Động vật độc biển Việt Nam và 01 bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
 
Một số kết quả nổi bật:
- Phát triển bộ KIT phát hiện nhanh độc tố vi tảo gây ngộ độc mất trí nhớ ASP và ngộ độc gây liệt cơ PSP trong sản phẩm hải sản (được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 12/2018);
- Xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phòng tránh dòng Rip tại bãi tắm các tỉnh Phú Yên, Quảng Nam phục vụ bảo đảm an toàn cho cư dân và du lịch biển;
- Phục hồi hệ sinh thái rạn san hô ở Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo, Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi)..., góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi, phát triển bền vững ngành thủy sản và du lịch. Đã chuyển giao kỹ thuật phục hồi rạn san hô cho các khu bảo tồn biển, chính quyền địa phương và các doanh nghiêp phục vụ hoạt động quản lý và phục hồi, với sự hỗ trợ và giám sát của các nhà khoa học Viện;
- Hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá khoang cổ Nemo, cung cấp nguồn cá giống cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần bảo tồn nguồn lợi cá rạn san hô tự nhiên;
- Nghiên cứu sử dụng vỏ hàu cũ có thể thay thế hoàn toàn tấm Fibro xi măng làm giá thể trong qui trình nuôi hàu, vừa rút ngắn được thời gian từ 3-5 tháng, giảm 70-75% chi phí đồng thời không gây ô nhiễm môi trường so với phương pháp nuôi truyền thống;
- Thu thập và chế tác 18.124 mẫu sinh vật biển với 2.414 mẫu trưng bày và 15.710 tiêu bản (Dự án thành phần “Xây dựng bộ sưu tập mẫu sinh vật biển Miền Nam Việt Nam” thuộc Dự án “Xây dựng Bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về Thiên nhiên Việt Nam”), góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của đơn vị, hiểu biết thiên nhiên của cộng đồng và hoàn thiện bộ mẫu sinh vật biển thuộc bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam.
- Có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung (2016), góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả tình trạng ô nhiễm tại khu vực này.
Hợp tác quốc tế:
Trong những năm qua, Viện Hải dương học vẫn tiếp tục duy trì và phát triển hợp tác nghiên cứu, đào tạo với các tổ chức quốc tế và các đối tác truyền thống.
Viện Hải dương học là cơ quan chủ trì Ủy ban Hải dương học liên chính phủ Việt Nam (IOC Việt Nam), đã tham gia nhiều chương trình hợp tác quốc tế của IOC như: GOOS/IOC, IODE/IOC, GLOSS/IOC, GEBCO/IOC, GEOHAB, và các chương trình của IOC/WESTPAC. Những hoạt động này đặc biệt có ý nghĩa trong vấn đề an ninh quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong bối cảnh phức tạp và nhạy cảm hiện nay trên Biển Đông.
Viện đã khẳng định được vị thế của mình là một trong những cơ quan nghiên cứu biển hàng đầu của Việt Nam và trong khu vực thông qua sự tham gia tích cực của lãnh đạo Viện và các cán bộ khoa học Viện trong các chương trình, hoạt động nghiên cứu, đào tạo của IOC/WESTPAC. PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn, nguyên Viện trưởng, hiện là Chủ tịch IOC/WESTPAC nhiệm kỳ 2. TS. Đào Việt Hà, Viện trưởng, là Trưởng dự án về sinh vật biển độc của IOC/WESTPAC. Trong năm 2019, thông qua hoạt động của IOC/WESTPAC, Phòng thí nghiệm trọng điểm về độc tố và an toàn thực phẩm biển của Viện đã phát triển, nâng cấp thành “Trung tâm nghiên cứu và đào tạo về độc tố và an toàn thực phẩm biển khu vực Tây Thái Bình Dương” và đang trong lộ trình kiểm định của IOC để được công nhận.
Tích cực tham gia chương trình hợp tác song phương giữa Viện Hàn lâm KHCNVN và Viện Hàn lâm KH Nga: chủ trì thực hiện 06 đề tài HTQT cấp Viện HL, đặc biệt là phối hợp tổ chức thành công 02 chuyến khảo sát Việt-Nga trên tàu Viện sĩ Oparin (2016, 2018).
Thực hiện 01 dự án viện trợ NGO từ USAID, Hoa Kỳ (2016-2020) nghiên cứu các rạn san hô ở vùng biển Nam Việt Nam nhằm bảo tồn đa dạng sinh học biển, và 01 dự án viện trợ kỹ thuật (ODA) từ KIOST, Hàn Quốc (2019 – 2022) nhằm hỗ trợ xây dựng năng lực Hải dương học ứng dụng tại Việt Nam.
Đào tạo:
Phối hợp với Khoa Khoa học và Công nghệ biển, Học viện Khoa học và Công nghệ, trong 5 năm qua, Viện đã và đang đào tạo 5 NCS tại cơ sở đào tạo của Viện. Một số cán bộ Viện tham gia giảng dạy, hướng dẫn luận án đại học và sau đại học tại các trường, viện trong nước.
Bảo tàng Hải dương học:
Là một bộ phận không thể tách rời cùng lịch sử hình thành và phát triển của Viện Hải dương học. Bảo tàng gồm khu nuôi thuần hóa sinh vật biển và các khu vực trưng bày mẫu vật sống và mẫu vật tiêu bản theo các chủ đề, khu thuần hóa, bảo tồn sinh vật biển, khu trưng bày mẫu vật Hoàng Sa – Trường Sa, và công viên Trường Sa. Hệ thống Aquarium và lưu trữ mẫu vật của Bảo tàng đang nuôi giữ và bảo quản hơn 20.000 mẫu vật với tính đa dạng cao, đặc trưng cho các hệ sinh thái biển điển hình, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thông cộng đồng. Hệ thống trưng bày về Hoàng Sa – Trường Sa với những nội dung và hình thức trưng bày rất đa dạng, là nơi du khách có những trải nghiệm chân thực và đầy đủ về vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc, góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển.
Với bề dày lịch sử và các hoạt động nổi bật, Bảo tàng Hải dương học là thành viên của Hiệp hội bảo tàng quốc tế ICOM, một địa chỉ tin cậy cho học sinh, sinh viên và các nhà nghiên cứu tới làm việc, học tập và cũng là nơi du khách đến để mở mang hiểu biết về không gian lãnh thổ, tài nguyên và môi trường biển Việt Nam. Là một trong những điểm đến được yêu thích ở thành phố biển Nha Trang, Bảo tàng Hải dương học đón hàng trăm ngàn lượt khách tham quan mỗi năm. Việc tham quan giải trí trong Bảo tàng được gắn liền với việc phổ biến những kiến thức, trong đó tuyên truyền về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và toàn vẹn lãnh thổ được xác định là một trong những nội dung quan trọng nhất, được lồng ghép trong từng chuyên đề cụ thể và tại mỗi khu vực trưng bày.
Các kết quả nghiên cứu khoa học về đánh giá tác động môi trường; giám sát, phục hồi hệ sinh thái; bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên môi trường biển luôn được ưu tiên trong hoạt động truyền thông và giáo dục cộng đồng của Viện bằng nhiều thức đa dạng, phong phú, đặc biệt là có sự tham gia giảng dạy, trao đổi của các nhà khoa học đầu ngành.
Với vị thế hiện có, Bảo tàng đóng vai trò không nhỏ trong những sự kiện mang tầm quốc gia hoặc quốc tế tại địa phương như: Festival Biển (2 năm/lần), Liên hoan các nhà thiếu nhi toàn quốc lần thứ VI (2016), đón đoàn đại biểu dự sự kiện APEC (2017)….
Cùng với sự nâng cấp không ngừng về cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ, số lượng khách tham quan Bảo tàng đã tăng đáng kể từng năm, từ 390.770 năm 2016 lên 444.700 năm 2019, là một trong 10 bảo tàng thu hút khách tham quan nhất Việt Nam.
10. Khen thưởng:
- Huân chương Độc lập Hạng Ba (2002), Hạng Nhì (2007) và Hạng Nhất (2012)
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2010, 2017)
- Cờ thi đua của UBND tỉnh Khánh Hòa (2016)
- Cờ thi đua của Viện Hàn lâm (2019)
- Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động VN (2018)
  
11. Hình ảnh
 
Viện Hải dương học năm 2020
 
Diễn đàn khoa học Biển Đông 2017
 
Khảo sát rạn san hô trên Biển Đông
 
Phục hồi rạn san hô tại Lý Sơn (Quảng Ngãi) năm 2018
 
Giới thiệu quy trình nuôi sinh sản cá khoang cổ Nemo
tại Triển lãm Quốc tế ngành Nuôi trồng Thủy sản tại Cần Thơ năm 2018 
 
Chuyến khảo sát Việt – Nga lần thứ 6 trên tàu Akademic Oparin (6/2018)
 
Thu mẫu nghiên cứu môi trường và a xít hóa đại dương

Mô hình nuôi hàu bằng bè treo cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, rút ngắn thời gian nuôi từ 3-5 tháng
 
Hoạt động giáo dục truyền thông cho các cháu thiếu nhi của Bảo tàng (2019)
 
Hồ nuôi sinh vật biển tại Bảo tàng Hải dương học
 
Một góc Công viên Trường Sa
    
 Liên kết Đóng
    
 Phản hồi Đóng





CAPTCHA image
Nhập mã ở trên vào hộp dưới đây
Hủy Bỏ   Gửi
    
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm