27 Tháng Tư 2024  
..:: Trang chủ » Tin tức ::..   Đăng nhập
 Chi tiết
Về loại cá tấn công ngư dân Phú Yên ở vùng biển khơi

    Ngày 26 tháng 6 năm 2011, anh Ngô Quang Dũng, ở khu phố 6, phường 4, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đi câu mực trên thúng chai, cách bờ hơn 50 hải lý thì gặp sóng to, gió lớn nên thúng của anh bị lật úp.

   Khi rơi xuống nước anh bị một con cá đuổi cắn ở đầu gối chân phải và cẳng tay trái, vết cắn làm lộ cả xương đầu gối.

Vết thương trên cẳng tay trái do cá cắn sau 15 ngày (Ảnh: Võ Văn Quang)

  Vết thương trên đầu gối chân phải do cá cắn sau 15 ngày (Ảnh: Võ Văn Quang)

     Ngày 10 tháng 7 năm 2011, cán bộ Viện Hải dương học đã gặp và phỏng vấn anh Dũng, quan sát vết thương trên đầu gối và cánh tay của nạn nhân; đối chiếu với các loài cá dữ có đặc điểm cấu tạo răng, môi trường và tập tính sống của chúng. Bước đầu có thể xác định đây là loài cá thuộc họ cá Nhám nâu (Dalatiidae), thuộc bộ cá Nhám góc (Squaliformes), theo tên địa phương ngư dân gọi là cá Phét, cá Hút, cá Phản. Họ này trên thế giới có 10 loài, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có 5 loài.

    Các loài thuộc họ cá (Dalatiidae) có dạng thuôn từ đầu đến đuôi, vị trí vây lưng và bụng nằm phía gần đuôi, có da nhám, mắt lộ và sáng, ban đêm có thể nhìn được con mồi. Các loài thuộc họ cá này có cấu tạo miệng với môi dày dạng hình núm hút, bên trong có hàm dưới răng mọc sát nhau dạng lược, đỉnh rất sắc nhọn.


Hình dạng thân và răng hàm của loài Isistius brasiliensis (Quoy & Gaimard, 1824)
(Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida)


Hình dạng răng hàm và toàn thân của loài Isistius plutodus Garrick & Springer, 1964
(Ảnh: Bảo Tàng Australia và FishBase)

    Đặc điểm môi trường sống của các loài cá này là sống ở tầng nước sâu, do đó chúng xuất hiện vùng biển xa bờ. Chúng thường cắn thành lỗ lõm sâu trên thân các loài cá lớn như Bò biển bị chết, cá Ngừ vây vàng mắc câu.

Vết cắn trên thân Bò biển bị mắc lưới (Ảnh: Bảo Tàng Australia)

Vết cắn trên thân cá Ngừ vây vàng (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida)

     Vết cắn trên tay anh Ngô Quang Dũng cho thấy vết cắn rộng khoảng 6cm có dạng gần như hình tròn, một bên bị cắt sâu hoặc bị mất cơ, đây là vị trí răng hàm dưới của cá làm đứt sâu ở đầu gối chân phải và làm mất cơ ở cánh tay trái; đặc biệt vết cắn trên cánh tay bị lõm sâu. Theo các ngư dân làm nghề câu cá Ngừ đại dương họ thường gặp trường hợp khi cá ngừ mắc câu kéo lên thây trên thân có nhiều vết lõm sâu hình quả trứng là do bị cá hút ăn. Qua tham vấn ngư dân những loài cá này thường bắt được trong lưới giã cào ở vùng nước sâu, lưới vây của nghề chà, chúng thường sống dựa theo các gốc cây và chà trôi nổi trên biển ở vùng khơi.

    Theo tin ngư dân vào ngày 08 tháng 02 năm 2011, một ngư dân ở xóm Tiêu, Phường Quang Trung cũng bị loại cá trên tấn công vào đùi làm mất miếng cơ, gây chảy máu.
Đáng chú ý loài Isistius brasiliensis (Quoy & Gaimard, 1824) và Isistius plutodus Garrick & Springer, 1964; được ghi nhận là thường tấn công người và sinh vật lớn ở vùng biển khơi.

Tin bài và ảnh: Phòng Nguồn lợi Động vật có Xương sống - Viện Hải dương học

You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Người đăng: Ngô Tiến
Ngày đăng: 22/07/2011
Số lượt người xem: 6668

Quay Về
Lỗi Có lỗi xảy ra.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm