27 Tháng Tư 2024  
..:: Trang chủ » Trang tin các phòng nghiên cứu » Phòng Thực vật biển » Hoạt động khoa học ::..   Đăng nhập
 Chi tiết
Một số hoạt động nghiên cứu khoa học của Phòng Thực vật biển 6 tháng đầu năm 2014

 

 1. Từ ngày 12- 14/2/2014, Phòng Thực vật biển- Viện Hải dương học đã phối hợp với Phòng Nghiên cứu vật liệu hữu cơ từ tài nguyên biển- Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Công nghệ Nha Trang tổ chức lớp tập huấn “ Phân loại và hệ thống học rong biển Việt Nam” nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ trẻ của 2 đơn vị.

2. Sau khi hoàn thành đề tài “Chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển (Caulerpa lentillifera J. Agardh. 1837) cho quân và dân huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.” với kết quả loại khá, phòng Thực vật biển đã đăng ký sản phẩm đề tài có thể thương mại hóa “ trồng và chế biến rong  nho biển” tại Ban Ứng dụng và triển khai công nghệ- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

3. Phòng Thực vật biển đã di trồng phục hồi thành công loài cây cóc đỏ (Lumnitzera littorea) tại đầm Thủy Triều (xã Cam Hải Đông) với số lượng 24 cây từ nguồn giống là sản phẩm của đề tài cơ sở phòng Thực Vật biển năm 2011, 2012 (1 năm tuổi). Đây là loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới cần được bảo tồn. Sau 20 tháng trồng ngoài tự nhiên, tỷ lệ sống đạt 80%, chiều cao trung bình của cây đạt 132 cm. Đặc biệt đã có 4 cây cóc đỏ đã ra hoa và kết trái (khép kín quy trình ương từ hạt, chăm sóc tại vườn ương và di trồng phục hồi thành công ngoài tự nhiên).

4. Thực hiện đề tài hợp đồng với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa, đã triển khai thành công 2 mô hình phục hồi rừng ngập mặn tại đầm Thủy Triều với tổng diện tích 3,7 ha. 6 loài cây ngập mặn được chọn trồng phục hồi rừng ngập mặn gồm: đước (Rhizophora apiculata), đưng (Rhizophora mucronata), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), mắm trắng (Avicennia alba), mắm biển (Avicennia marina) và cóc đỏ (Lumnitzera littorea). Sau hơn 20 tháng trồng tỷ lệ sống của các loài cây ngập mặn đạt trên 80%. Những cây đước phát triển tốt, chiều cao trung bình trên 1 m.

5. Công bố 2 bài báo trên tạp chí quốc tế 

-Nguyen et al. 2014: Genetic species identification and population structure of Halophila(Hydrocharitaceae) from the Western Pacific to the Eastern Indian Ocean. Evolutionary Biology 14:92.

-Nguyen et al. 2014: Distinctive features and role of sulfur-containing compounds in marine plants, seaweeds, seagrasses and halophytes from an evolutionary point of view. In Khan (Ed.) Cash Crop Halophytes & Biodiversity Conservation. Springer Publisher

You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Người đăng: Nguyễn Xuân Hòa
Ngày đăng: 15/07/2014
Số lượt người xem: 4074

Quay Về
Lỗi Có lỗi xảy ra.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Trung tâm Dữ liệu và GIS - Viễn thám
  Tìm Kiếm