Friday, May 03, 2024  
..:: Trang chủ ::..   Login
 Article Details
Hội thảo Khoa học Quốc tế về kết quả sơ bộ chuyến khảo sát lần thứ 8 bằng tàu viện sĩ Oparin trong vùng biển Việt Nam

   Ngày 8/6/2023, tại Nha Trang, Viện Hải dương học đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về kết quả sơ bộ chuyến “Khảo sát, nghiên cứu đa dạng sinh học và hoá sinh lần thứ 8 giữa VAST-FEBRAS bằng trong vùng biển Việt Nam”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa 02 nước Việt Nam và Liên bang Nga về lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển. 

 

 

   Tham dự Hội thảo có GS.VS. Châu Văn Minh, Ủy viên BCH TW Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN (trực tiếp tại Nha Trang), GS.VS. Yury Kulchin, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Chủ tịch Phân viện Viễn Đông (trực tuyến từ Liên bang Nga), các Sở, ban ngành tại tỉnh Khánh Hòa, thành phố Nha Trang cùng các nhà khoa học Việt Nam và Liên bang Nga tham gia chuyến khảo sát.
GS.VS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
   Trước đó, tàu nghiên cứu khoa học Nga mang tên “Viện sĩ Oparin” đã thực hiện hành trình khảo sát đa dạng sinh học và hóa sinh biển trong vùng biển Việt Nam từ ngày 18/5/-7/6/2023 với sự tham gia của 36 nhà khoa học Việt Nam và Liên bang Nga. Đây là chuyến khảo sát khảo sát hỗn hợp lần thứ tư trong “Lộ trình hợp tác trong nghiên cứu biển giai đoạn 2018-2025” giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Phân Viện Viễn Đông, đồng thời là chuyến khảo sát thứ 8 bằng tàu “Viện sĩ Oparin” giữa hai bên tại vùng biển Việt Nam và cũng là hoạt động đầu tiên thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa hai Viện Hàn lâm đã được thông qua tại Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban Liên Chính phủ Việt – Nga vào tháng 4/2023 vừa qua. Với mục tiêu bổ sung, cập nhật dữ liệu về đa dạng sinh học, tiềm năng tái tạo nguồn lợi, duy trì nguồn giống thủy sản; thu thập mẫu vật phục vụ nghiên cứu hóa sinh, vi sinh, tìm kiếm các hoạt chất sinh học, đánh giá chất lượng môi trường tập trung ở vùng biển sâu, bãi ngầm và các đảo xa bờ, các nhà khoa học Việt Nga đã tiến hành khảo sát 11 khu vực từ Nha Trang đến Bà Rịa – Vũng Tàu, thực hiện cào đáy thu mẫu tại 8 trạm, 20 điểm lặn, thu được 3640 mẫu sinh vật biển, 4240 số liệu đo đạc và 4044 ảnh tư liệu. Trong chuyến khảo sát này, các nhà khoa học Viện Hàn lâm KHCNVN đã mang 1 số thiết bị hiện đại như Trios,… để đo phổ phản xạ của nước biển.
 
Các đại biểu tham dự Hội thảo
   Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.VS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đánh giá cao những nỗ lực, công tác tổ chức, điều phối hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau trong từng công việc trên biển để cùng hoàn thành nhiệm vụ của các nhà khoa học hai Viện Hàn lâm. Hội thảo là cơ hội để hai Viện Hàn lâm chia sẻ số liệu thu thập được trong chuyến khảo sát, là tiền đề quan trọng để các nhà khoa học hai bên xây dựng kế hoạch phối hợp cùng phân tích sâu hơn một số lượng mẫu vật lớn đã thu được.
   Trong thông điệp gửi tới Hội thảo, GS.VS. Yury Kulchin, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Chủ tịch Phân Viện Viễn Đông (trực tuyến từ Liên bang Nga) cho rằng quan hệ hữu nghị giữa hai đất nước Việt Nam và Liên bang Nga là quan hệ rất đặc biệt, điều này thể hiện rõ trong hợp tác khoa học với những giá trị cho cả hai bên. Viện Hóa sinh hữu cơ Thái Bình Dương, đơn vị chủ trì chuyến khảo sát Oparin 8 đã phối hợp với 8 đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để cùng hiện những nghiên cứu quan trọng nhất về đa dạng sinh học của Biển Đông, bao gồm các quần thể san hô và rạn san hô, thu thập tảo, vi tảo và vi sinh vật để tìm kiếm các nguồn hợp chất có hoạt chất sinh học mới. Những báo cáo tại Hội thảo cung cấp cái nhìn tổng thể về hoạt động hợp tác, nhấn mạnh thêm rằng các chuyến khảo sát chung góp phần không nhỏ trong việc khẳng định tầm quan trọng của hợp tác khoa học đối với việc tăng cường quan hệ giữa Nga và Việt Nam.
 
TS. Dmitrii Palageev – trưởng đoàn khoa học phía Liên bang Nga báo cáo kết quả bước đầu của chuyến khảo sát
   Tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Văn Long – trưởng đoàn khoa học của Việt Nam và TS. Dmitrii Palageev – trưởng đoàn khoa học Liên bang Nga đã báo cáo bước đầu kết quả thực hiện chuyến khảo sát, sau đó là các báo cáo chi tiết của các nhóm khoa học. Bên cạnh những kết quả sơ bộ của chuyến khảo sát Oparin 8, Hội thảo đã cập nhật những nghiên cứu về đa dạng sinh học và kết quả đánh giá, tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học từ các mẫu thu được trong chuyến khảo sát Oparin 7, định hướng phát triển các nghiên cứu so sánh đối chiếu trong hai chuyến khảo sát gần nhất. Các nhà khoa học hai bên cũng dự kiến tiếp tục phối hợp với nhau để cùng thực hiện các nội dung nghiên cứu về đa dạng loài trên vùng bãi ngầm, rạn san hô; đánh giá đa dạng loài ở một số vùng biển sâu; đánh giá hiện trạng rạn san hô; đánh giá hiện trạng và khả năng bổ sung quần đàn, phát tán đi các vùng lân cận; đánh giá tiềm năng phân lập các chất có hoạt tính sinh học từ một số loài sinh vật biển; đánh giá hàm lượng của một số hơp chất hữu cơ khó phân hủy và khả năng tích lũy vi nhựa trong các mẫu sinh vật và trầm tích biển; và khảo sát phân bố trên thực địa của rong và cỏ biển phục vụ giải đoán ảnh vệ tinh. Những kết quả phân tích sẽ được các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Nga cùng sử dụng và công bố trên các tạp chí khoa học uy tín.
 
GS.VS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tặng hoa chúc mừng đại diện các nhà khoa học Việt Nam và Liên bang Nga
 
   Tiếp nối sự thành công của 7 chuyến khảo sát trước đây, chuyến khảo sát hỗn hợp lần thứ 8 hứa hẹn cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thực trạng đa dạng sinh học, hóa sinh và môi trường vùng đáy biển sâu thuộc khu vực phía Nam Việt Nam, thắt chặt những hoạt động nghiên cứu chung và tình hữu nghị giữa các nhà khoa học Việt-Nga, các nhà khoa học hai Viện Hàn lâm, cũng như tiếp tục khẳng định sự hợp tác truyền thống bền vững giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực khoa học biển.
 
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

 

You must be a registered subscriber in order to view this Article.
To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page.

Written By: Ngô Mạnh Tiến
Date Posted: 6/8/2023
Number of Views: 631

Return
Error An error has occurred.
Error: Unable to load the Article Details page.

  
Copyright © 2012 - Oceanographic Data; GIS & Remote Sensing Application
  Search